Bút chì màu được sản xuất như thế nào?

by TrieuNgan
Bút sáp màu chúng ta thường dùng hóa ra có từ lâu lắm rồi ý.

Ngày nay, một cây bút sáp màu gồm hai thành phần cơ bản đó là chất nhuộm màu và sáp paraphin (paraffin wax).
Có rất nhiều giả thuyết về lịch sử ra đời của bút sáp màu.

Từ hàng ngàn năm trước người Ai Cập cổ đã biết kết hợp sáp ong và các chất nhuộm màu để khắc tranh lên đá. Từ thế kỷ 15, ở Châu Âu cũng có nhiều họa sĩ kết hợp phấn và sáp thành các cây chì để vẽ tranh.

Đến thế kỷ 19, họa sĩ người Pháp Joseph Lemercier (1803 -1887) nổi bật lên như là một trong những người chế tạo nên bút sáp hiện đại và ông đã sản xuất ra hàng loạt các loại bút sáp để kinh doanh vào khoảng những năm 1828. Từ đó, các công ty sản xuất bút sáp bắt đầu nở rộ và cho đến nay, có rất nhiều tên tuổi danh tiếng trong việc sản xuất bút sáp trên thế giới.

Bút sáp màu – vật dụng phổ biến của học sinh. Một cây bút sáp màu gồm hai thành phần cơ bản đó là chất nhuộm màu và sáp paraphin (paraffin wax). Hỗn hợp hai chất này sẽ được đun nóng cho đến khi nó tan chảy thành chất lỏng. Thông thường, sáp màu tan chảy ở 40 độ C, và hỗn hợp này được đun nóng đến 82 độ C. Sau đó, chất lỏng được đổ vào hệ thống khuôn đã được làm nóng sơ bộ với hàng ngàn lỗ có hình trụ tròn. Sau đó, hệ thống khuôn sẽ được làm mát bằng nước 13 độ C.

Trước đây người ta dùng một tay quay để đẩy bút chì màu lên. Hiện nay, các máy móc hiện đại sẽ dùng thủy lực để đẩy cái chì màu ra khỏi khuôn. Sau công đoạn này, chúng sẽ được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng để loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn, cây có đầu bút bị hỏng. Các hỗn hợp dư thừa trong các khuôn và từ các bút hỏng sẽ được nấu nóng chảy để tái chế.

Tiếp đến, bút sáp màu sẽ được dán nhãn. Vì lo ngại trẻ em khi sử dụng thường bóc nhãn cho vào miệng chính vì vậy, bút sáp thường được dán nhãn bằng một loại keo chế tạo từ hỗn hợp bột bắp và nước nên hoàn toàn không độc hại. Giấy nhãn cũng được quấn hai lần để giữ chặt vào bút.

Quy trình này như sau: Những cây bút sáp sau khi đúc sẽ được đưa vào một thiết bị hình phễu, giấy nhãn được đưa vào một phễu khác. Keo dán được đưa vào nồi keo, thấm qua một rãnh nhỏ và được phết lên một máy lăn hình trụ. Sau đó, bút sáp và nhãn sẽ được đưa vào. Tại đây, nhãn được một máy cán ép vào chất keo rồi được gấp và quấn xung quanh bút chì hai lần.

Màu sắc tươi sáng của bút sáp màu

Với những ưu điểm như không dây bẩn như sơn hay bút dạ, không có các cạnh sắc nhọn như bút chì hay bút bi, cũng không độc hại lại rẻ tiền, nhiều màu sắc đa dạng và mùi hương dễ chịu, bút sáp màu đã trở thành một loại bút không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, trong hội họa và nhất là đối với các em thiếu nhi.

Cách nhận biết bút sáp màu an toàn cho bé hay không bằng mắt thường

by Le Huynh Tuyet Huong

Để nhận biết bút sáp màu an toàn cho bé, đôi khi chỉ cần tinh tế một chút là bạn có thể phân biệt được bằng mắt thường, vì những đồ dùng rẻ tiền, hình thức đẹp, sờ càng mịn lại chứa rất nhiều chất amiang độc hại.

Năm học mới sắp đến, bố mẹ nào cũng tấp nập sắm sửa những bộ đồ dùng học tập cho bé như sách vở, bút thước,… Trong đó, dụng cụ không thể thiếu là các loại bút sáp màu. Thị trường bút sáp rất đa dạng với nhiều hàng hóa xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,.. Có rất nhiều loại bút sáp màu vẽ được thiết kế với những hình ảnh hoạt hình sinh động, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, sở thích của các bé như ninjia rùa, chuột mickey, 5 anh em siêu nhân,… Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có những kiến thức nhất định và chọn được một hộp bút sáp an toàn cho bé yêu nhà mình.

Bút sáp màu càng mịn càng độc hại

Amiăng chính là một chất hóa học được sử dụng nhiều trong các loại bút sáp màu vẽ để màu lên được đẹp, tươi và độ bền cao hơn. Chính chất amiăng này giúp màu vẽ bám vào giấy được tốt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp chiếc bút mềm mại, dẻo dai, ít bị gẫy hơn. Đây là chất không thể thiếu khi sản xuất màu vẽ cho các bé để tạo sự kết dính, bền màu cho bút sáp. Nhưng thực tế amiăng càng mịn thì càng độc hại, dễ phát tán trong không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt với trẻ nhỏ. Với những loại bút sáp màu cho bé có sợi amiăng quá mịn, khi bút khô rất dễ bong tróc, bám vào tay. Bé hít phải mùi này đã độc hại, có trẻ còn để dính lên mắt, đưa vào miệng thì cực kì nguy hiểm cho sức khỏe.

Amiăng là thành phần rất nguy hiểm trong sản xuất các loại đồ chơi có chất liệu dẻo, nhựa của Trung Quốc. Vì thế, với những đồ dùng trẻ em ngoài kiểm soát về lượng chì, kim loại thì việc kiểm soát chặt chẽ hàm lượng amiăng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bản chất chất này là độc tố, đã là chất độc thì tuyệt đối không nên có trong thành phần tạo nên đồ dùng cũng như các loại bút sáp màu vẽ cho các bé.

Khi chọn bút sáp màu cho bé, bố mẹ nên chọn cho bé những loại bút sáp của các thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Các bậc phụ huynh nên tuyệt đối tránh xa những hãng dụng cụ giá rẻ, thiết kế đẹp mắt, màu sắc bắt mắt, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, không rõ xuất xứ.

Bút Sáp màu EOP-A-12S của Văn phòng phẩm Artline là hàng chính hãng Shachihata Japan. Sáp màu cao cấp, các nét đều và mượt. Không bị gãy hay hiện tượng gợn màu. Sáp màu an toàn cho trẻ nhỏ là một sự chọn lựa yên tâm cho các phụ huynh.

Con dấu Inkan: Tại sao chúng lại cần thiết ở Nhật Bản

by TrieuNgan

Hiếm có nơi nào vẫn giữ truyền thống sử dụng con dấu nhiều như ở Nhật Bản. Inkan thường được dùng thay thế cho việc kí tên, từ đơn đăng kí, tài khoản ngân hàng, bảo hiểm, hay tài liệu công chứng. Tất cả những công dân và dân định cư đều phải có con dấu mang tên của họ. Với người Nhật, con dấu sẽ được khắc theo họ của người đó bằng hán tự và người nước ngoài sẽ là họ hoặc tên khắc theo bảng chữ cứng của Nhật hoặc cũng có thể bằng chữ romanji.

1. Q:  Người nước ngoài sẽ làm gì khi không có Inkan?

A: Họ được phép kí bằng tay thay cho con dấu, nhưng thường chỉ trong các giấy tờ nhập cư. Với những hồ sơ khác như ngân hàng thì họ sẽ phải có con dấu cho riêng mình. Ở các công ty, chỉ có giấy tờ được đóng bằng Inkan mới được tính là hợp lệ.

2. Q: Nếu chữ trên hanko khác 1 chút với tên của tôi?

A: Tên thì có thể khác nhưng ngoài việc đóng dấu, họ cũng sẽ thu thập thêm thông tin cá nhân và địa chỉ của bạn.

3. Q: Hanko có mắc không?

 A: Giá thông thường của 1 dấu hanko là 2000 yên. Tuy nhiên nếu bạn không đủ ngân sách, bạn có thể chọn mua những dấu ở cửa hàng 100 yên (nếu may mắn, bạn có thể chọn đúng tên của mình) nhưng tất cả các con dấu ở cửa hàng 100¥ đều là kí tự kanji nên nếu không phải là người đến từ một nước có sử dụng hán tự thì chắc chắn bạn phải đến cửa hàng chuyện làm con dấu và đặt làm theo tên của mình.

4. Q: Hanko mua ở đâu?

  A: Bạn có thể mua nó ở cửa hàng 100 yên hoặc các cửa hàng chuyên về hanko.

Nếu bạn ở nước ngoài nhưng vẫn muốn có hanko cho mình thì bạn có thể đặt làm 1 cái hanko trên các website có dịch vụ ấy.

5. Q: Có bao nhiêu loại hanko?

A: Hầu hết mọi người đều sở hữu 2 loại hanko. 1 dùng để đăng kí tài liệu ở các văn phòng thành phố hai là dùng trong các việc thường ngày. Có nhiều người còn sở hữu thêm hanko thứ 3 cho tài khoản ngân hàng.

(Nguồn: http://jpninfo.com/16248)

Dòng dấu thẩm thấu Xstamper của hãng Shachihata Japan

by Le Van Anh

Không ở đâu con dấu được thịnh hành như nước Nhật

Ở Nhật Bản con dấu thay thế chữ ký của bạn, bạn đăng ký thẻ ngân hàng, bảo hiểm hay bất cứ giấy tờ nào cũng có một mục đóng dấu

Mỗi một người ở Nhật hoặc bất kỳ người ngoại quốc nào nếu sinh sống ở Nhật trong một thời gian dài điều buộc phải trang bị riêng cho mình ít nhất 1 con dấu tròn 9mm màu đỏ hoặc 2 con dấu tròn 9mm và 6mm màu đỏ.

Hầu như 99% người Nhật Bản đang sử dụng dấu của hãng Shachihata Japan. Nếu bạn quen một người Nhật Bất kỳ bạn hỏi sẽ biết.

Hãng Shachihata Japan nổi tiếng sản xuất dấu cho dân Nhật gần 100 năm qua. Họ có rất nhiều công nghệ dấu khác nhau.

Dòng dấu thẩm thấu Xstamper là 1 dòng dấu giá phải rất mềm dành cho thị trường ngoài nước Nhật.

Đặc điểm của con dấu Xstamper của hãng Shachihata Japan

1. Công nghệ thẩm thấu tái tạo hình ảnh cực kỳ sắt nét

2. Không phải xoay chấm mực nên không bao giờ bị khô mực và bạn đóng đến 5000 lần mới thêm mực (con dấu thông thường chỉ đóng vài trăm lần là hết mực)

3. Tuổi thọ cực kỳ cao, bạn phải đóng đến 140.000 lần thì mới hư bề mặt dấu (1 ngày đóng 10 lần thì 34 năm mới hư).

4. Kiểu dáng thanh nhã, có nắp đậy giúp bạn bỏ trong cặp sách dễ dàng mà không làm dơ các vật dụng khác.

5. Đây là con dấu hàng chính hãng của Shachihata Japan chứ không phải hàng trôi nỗi không rõ nguồn gốc.

6. Không lem khi thấm nước

Ở Việt Nam, hãng Shachihata Japan cũng đã có mặt và chuyên làm dấu cho các công ty Nhật, Nhà máy, văn phòng của Nhật Bản tại Việt Nam.

Ngoài ra còn làm con dấu dành cho du học sinh VN, kỹ sư và người VN đi Nhật Bản để học tập và làm việc. Bạn có thể tới trang http://xstamper.vn  để chọn kích thước con dấu và đặt khắc dấu online. Chúng tôi sẽ giao con dấu đến tận tay quý khách trong cả nước.

 

Các loại con dấu Inkan

by TrieuNgan

Trong thời đại công nghệ hiện nay, nhu cầu về con dấu ở Nhật Bản có sự đòi hỏi cao. Nhằm đáp ứng điều đó, các nhà sản xuất đã ứng dụng kỹ thuật số để tạo ra con dấu hoàn toàn mới với những tính năng đặc biệt. Ở Nhật Bản, người ta sử dụng nhiều loại con dấu cho những công việc khác nhau, trong đó có 3 loại cơ bản:

* Jitsuin là con dấu phải được đăng ký chính thức với chính quyền địa phương. Người Nhật dùng nó trong các loại giấy tờ quan trọng như giấy kết hôn, giấy khai sinh, chứng tử, mua bán xe hơi… Đây là con dấu quan trọng nhất và có tính bảo mật cao nhất. Người Nhật có thói quen đựng con dấu Jitsuin của mình trong một chiếc hộp trang trí hoa văn rất đẹp. Vì tính bảo mật cao nên con dấu Jitsuin phải được cất giữ cẩn thận, nhiều người gửi nó trong tủ bảo hiểm ở ngân hàng.

* Ginkoin là cách gọi đối với Inkan có hiệu lực trong lĩnh vực ngân hàng. Người Nhật dùng con dấu Ginkoin đã đăng ký để mở tài khoản ngân hàng hoặc thực hiện các giao dịch có liên quan. Khi cần rút tiền tiết kiệm, khách hàng dùng Ginkoin để đóng dấu thay cho chữ ký mẫu.

* Mitomein được sử dụng trong các công việc trao đổi hàng ngày như giao hàng, xác nhận thư từ, bưu phẩm… Con dấu Mitomein có tính bảo mật thấp, chúng được làm bằng gỗ thường và được bán rộng rãi tại các cửa hàng.

Lịch sử con dấu ở Nhật Bản

by minhkhoa1702

Con dấu được sử dụng cho mục đích chính trị lần đầu tiên ở Nhật Bản là vào thời Nara, thế kỷ thứ 8. Khi đó, hệ thống chính quyền ở Nhật được xây dựng dựa theo mô hình vương triều của Trung Quốc. Lúc bấy giờ, do con dấu là biểu tượng cho quyền lực của người đứng đầu đất nước nên chỉ có Nhật hoàng sử dụng nó. Con dấu được dùng để xác nhận chỉ dụ do Nhật hoàng ban ra. Đến giữa thế kỷ thứ 8, giới quý tộc ở Nhật Bản mới được phép dùng con dấu của riêng họ.

Đến thời Chiến quốc Sengoku, thế kỷ 15, lịch sử con dấu ở Nhật Bản bước sang giai đoạn mới khi các lãnh chúa phát động chiến tranh giành quyền lực, qua đó, người chiến thắng được quyền tạo ra cho mình con dấu đẹp nhất, mang tính biểu tượng nhất.

Các hình ảnh tượng trưng phổ biến trên các con dấu vào thời kỳ này là rồng, sư tử, hổ… những con vật thể hiện uy lực và sự dũng mãnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, chỉ cần nhìn vào con dấu người ta biết được thế lực của người sở hữu nó.

Đến thời Edo, thế kỷ 17, con dấu bắt đầu được dùng trong dân chúng. Điển hình là trong giao dịch mua bán, các thương nhân sử dụng con dấu để xác nhận đơn hàng, hóa đơn thanh toán tiền. Mỗi doanh nghiệp có con dấu riêng, thế là hàng loạt con dấu với đủ kiểu dáng khác nhau ra đời.

Thời kỳ Mạc phủ với chính sách bế quan tỏa cảng kéo dài từ đầu thế kỷ 17 chính thức kết thúc vào năm 1867, thay vào đó là thời Minh Trị tập trung phát triển đất nước theo chủ trương học tập văn minh phương Tây.

Tuy nhiên, chính quyền Minh Trị không từ bỏ việc sử dụng con dấu, trái lại còn phổ biến rộng rãi ra toàn dân. Nếu trước đây chỉ có giới quý tộc, võ sĩ hay thương nhân được dùng con dấu thì đến giai đoạn này mọi người dân đều có con dấu của riêng mình.

Tìm hiểu về Inkan (con dấu) ở Nhật

by minhkhoa1702

Khác với Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới – chỉ có công ty (pháp nhân) mới sử dụng con dấu, ở Nhật mỗi người (cá nhân) đều sử dụng con dấu (hay còn được gọi phổ biến là Inkan) thay cho chữ ký. Đây cũng là một nét văn hóa làm ngạc nhiên nhiều người nước ngoài khi mới đến Nhật.

Inkan là gì? Các cách gọi khác của Inkan?
Inkan (印鑑), hay còn thường được gọi là Hanko (ハンコ) là con dấu (dùng cho pháp nhân (công ty) và cho cả cá nhân).
Jitsuin (実印) là cách gọi đối với Inkan đã được đăng ký.
Ginkoin (銀行印) là cách gọi đối với Inkan được làm để sử dụng cho các giao dịch ngân hàng.
Ninin (認印) là cách gọi những Inkan dùng cho việc ký nhận bình thường hàng ngày như nhận bưu kiện…(những việc không quan trọng).
Cách gọi trong tiếng Nhật phức tạp như vậy là do người ta gọi theo mục đích sử dụng của từng con dấu, còn tiếng Việt thì tóm lại chỉ gọi là Con dấu 🙂

Khắc Tên hay Họ lên con dấu?
Ở Nhật, Inkan cho cá nhân thường được làm bằng gỗ, đá hoặc nhựa. Nếu là người nước ngoài, bạn có thể khắc Họ hoặc Tên lên Inkan của mình (với điều kiện Tên/Họ có ghi trong Giấy đăng ký người nước ngoài). Do văn hoá sử dụng Họ trong giao tiếp nên người Nhật chỉ khắc Họ của mình lên Inkan cá nhân.

Các loại Inkan (Ninin) được bán trong các cửa hàng 100 yên có khắc sẵn những Họ phổ biến của người Nhật.

Sử dụng Inkan khi nào?
Inkan được sử dụng trong nhiều việc, từ những việc hàng ngày như xác nhận đã nhận thư, bưu phẩm đến những giao dịch, ký kết hợp đồng, mở tài khoản ngân hàng… Tuy nhiên, không phải Inkan nào cũng sử dụng được cho những giao dịch quan trọng (chẳng hạn như ký kết hợp đồng mua bán, mở tài khoản ngân hàng…). Đối với những giao dịch như vậy, bạn phải sử dụng Inkan đã được đăng ký (với chính quyền địa phương).

Khi đi làm Inkan, bạn có thể lựa chọn cho mình chất liệu của Inkan, bằng đá, bằng nhựa…

Khi đi làm Inkan, bạn có thể lựa chọn cho mình chất liệu của Inkan, bằng đá, bằng nhựa…

Mẹo dùng bút dạ quang

by huongvu170501

Bạn đang sử dụng bút dạ quang? Hãy tham khảo những mẹo vặt sau để cây bút của bạn được bền lâu hơn nhé:

  • Trước hết khi mua, lựa bút, các bạn nên thử ngay vài đường bút để xem nét bút có đều mực, độ đậm nhạt thế nào.

  • Khi cầm bút dạ quang thì cầm lỏng tay, không ấn hay ghì mạnh vừa mất lực tay lại khiến mực ra nhiều, không cần thiết, thậm chí ấn mạnh khiến mực ra nhiều quá sẽ thấm sang trang sau, gây bất tiện và khó đọc nội dung.

  • Bút dạ quang sau khi sử dụng các bạn nên để ở nơi khô thoáng, thoáng mát, không để ở nơi nhiệt độ cao, hay thấp quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mực, vốn thành phần chính là nước, mực sẽ nhanh hết, hay màu sắc không còn tốt như ban đầu nữa.

Mẹo dùng bút dạ quang màu hồng khi bút sắp hết mực

Các bạn biết đấy, bút dạ quang sử dụng một thời gian dài sẽ bị hết mực. Thật khó chịu khi sử dụng mà mực cứ ra nhạt màu, hầu như không ra màu gì mà đang cần dùng gấp thì các bạn có thể áp dụng mẹo dùng bút dạ quang sau đây nhé:

  • Bước 1: Dùng bút kẻ vài đường đến khi bút không ra mực nữa
  • Bước 2: Nhúng đầu bút vào trong nước lạnh từ 2-3s rồi bỏ ra.
  • Bước 3: Để ngửa đầu bút cho nước đi vào trong thân bút cũng như để cho đầu bút được khô khoảng 5-10s.
  • Bước 4: Sử dụng kiểm tra thử: Bạn sẽ thấy bất ngờ với kết quả nhận được đấy, tuy không đậm như lúc bút đầy mực nhưng cũng đủ để cho bạn gạch chân đánh dấu tiếp hiệu quả.

Và sau khi đã “vớt vát” đến giọt mực cuối cùng của cây bút, bạn nên ngay lập tức đi mua thêm bút về sử dụng nhé.  Văn phòng phẩm Artline hiện nay có nhiều loại bút dạ quang với nhiều màu sắc đa dạng, màu đẹp, bền và không độc hại. Các bạn có thể tham khảo tại đường link https://phucma.com.vn/product-category/van-phong-pham/but-da-quang-van-phong-pham

 

Bút dạ quang hoạt động như thế nào?

by minhkhoa1702

Đây là một loại bút mực khá tiện dụng trong công việc và học tập mà chắc hẳn không ai là không biết. Đồ dùng văn phòng phẩm này giúp làm nổi bật nội dung cần chú ý hay cần ghi nhớ một cách nhanh chóng và vô cùng tiện lợi. Có thể bạn đã sử dụng rất nhiều cây bút dạ khác nhau nhưng cây bút này hoạt động như thế nào ? Cùng tìm hiểu nhé.

Cấu tạo bên ngoài

Bút dạ quang có màu sắc rất đa dạng, màu được sử dụng nhiều nhất là màu ne-on vì có tính nổi bật cao, phân biệt rõ ràng nội dung cần chú ý. Ngoài ra còn nhiều màu khác như xanh, hồng,.. có thể lựa chọn tùy sở thích. Vỏ ngoài bút thường làm tròn, trơn và có cùng màu với màu mực dạ quang bên trong.

Đầu bút dạ quang làm bằng nhựa cứng và thường được vát xéo để dễ dàng tô được phần nội dung rộng. Ngòi bút này hoạt động như một chổi sơn, có thể đánh dấu trên nhiều bề mặt khác nhau nhưng bề mặt giấy là tốt nhất vì có độ nhám. Mực dạ quang còn phát huy ưu điểm đọc được trong môi trường thiếu sáng.

Có rất nhiều loại đầu bút khác nhau

Cấu tạo bên trong

Màu sắc bút tươi sáng rõ nét cho đổ mực xuống đều và đẹp và đặc biệt mực in không dễ hao và tỏa ra hương thơm nhẹ nhàng và dễ chịu cho người sử dụng.
Bút nhớ dòng phát sáng có nhiều loại nhiều kiểu dáng khác nhau như hình bông hoa, hình vuông góc cạnh hoặc nhỏ gọn, đơn giản như một cây bút bi bình thường.
Khi không cần sử dụng đến thì chúng ta chỉ cần đậy nắp lại là có thể bảo quản được mực không bị khô và sử dụng sản phẩm lâu bền theo thời gian., lượng mực màu trong bút khá nhiều nên thời gian sử dụng liên tục tầm 2 -3 tháng.


Bút dạ quang có mặt rộng rãi khắp các cửa hàng văn phòng phẩm và nhà sách. Bạn cũng có thể mua theo hộp để dùng dần hoặc dùng trong cơ quan. Cần lựa chọn các thương hiệu chất lượng cao để có được những sản phẩm tốt nhất, vừa có hiệu quả làm nổi bật cao mà không hại giấy. Văn phòng phẩm Artline hiện nay có nhiều loại bút dạ quang với nhiều màu sắc đa dạng, màu đẹp, bền và không độc hại. Các bạn có thể tham khảo tại đường link https://phucma.com.vn/product-category/van-phong-pham/but-da-quang-van-phong-pham/