Làm đẹp cuốn nhật ký của bạn bằng cây bút Artline

by Nguyen Thi Thanh Chi

Bạn có những cuốn sổ để ghi chép hằng ngày, để ghi nhật ký, thời gian biểu hay lưu bút của bạn bè nhưng lại không có năng khiếu trang trí vẽ vời để làm sinh động hơn cho cuốn sổ. Hãy thử sử dụng những cây bút khác nhau với độ nét dày mảnh và nhiều màu sắc, những cuộn keo dán giấy màu để tô điểm cho cuốn sổ của mình một cách dễ dàng hơn nhé. Dưới đây là những cuốn sổ đầy màu sắc sinh động được viết và trang trí bằng những cây bút Artline Brush và bút kỹ thuật. Hãy tham khảo để cùng tạo ra những cuốn nhật ký thật đẹp nhé.

Ảnh: Bullet Journal

Ảnh: mightyjournals

 

Ảnh: FanartBTS

Ảnh: @studywithmaggie

 

Bộ tranh Sài Gòn xưa theo phong cách cổ điển

by Le Van Anh

Bộ tranh này do Trọng Lee (tên thật là Lê Hưng Trọng, sinh năm 1983) vốn là cựu sinh viên ngành Kiến trúc – Xây dựng, ĐH Dân lập Văn Lang, TP.HCM thực hiện. Là một cái tên khá nổi trong giới thiết kế, anh từng đạt giải Nhất cho phương án Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011, tác giả của 2 công trình thiết kế lớn: Sứ bia & 6 Degress tại Hà Nội và cũng là tác giả của biểu tượng Nàng Tiên Cá hai đuôi đầu tiên của thương hiệu Starbucks tại Việt Nam.

Cuối năm 2014 vừa rồi, chàng trai này lại tiếp tục khẳng định tài năng của mình qua dự án nghệ thuật bằng màu nước theo phong cách cổ tích mang đậm dấu ấn về Sài Gòn xưa trước 1975.

 

 

Tuy sinh ra ở Ninh Thuận và không phải là người Sài Gòn chính gốc, nhưng chính nhờ những năm tháng sinh viên rong ruổi khắp phố phường đã dần đem đến cho anh một tình yêu đặc biệt với “Hòn ngọc Viễn Đông” xưa.

Chia sẻ về dự án của mình, Trọng Lee cho biết: “Ý tưởng để thực hiện nên bộ tranh này bắt nguồn từ chính tình cảm của anh dành cho Sài Gòn. Càng sống lâu với thành phố, mình càng cảm thấy gắn bó và yêu mến mảnh đất này hơn. Đây cũng chính là nơi mình khám phá ra bản thân và nuôi dưỡng ước mơ trở thành kiến trúc sư giúp ích cho đời”.

Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm đó là những công trình kiến trúc lịch sử tồn tại qua hàng thế kỷ mang tính biểu tượng của Sài Gòn, như: chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Bến Nhà Rồng, chợ Bình Tây, Thương xá Tax, UBND thành phố, Nhà hát Thành phố… được biến hóa sinh động qua nét vẽ màu nước Artline mang đậm màu sắc thần tiên.

Không chỉ mô tả lại diện mạo của hơn 12 công trình kiến trúc tiêu biểu, Trọng còn thổi hồn một phần đời sống sinh hoạt của người dân Sài Gòn vào những công trình. Bên cạnh đó, tác phẩm còn gây ấn tượng với hình ảnh Chân dung phố thị và Tổng hợp phương tiện đi lại ở Sài Gòn qua các thời kỳ.

Để thực hiện nên tác phẩm đồ sộ này, tác giả phải mất đến… 3 năm. “Ban đầu mình chỉ thực hiện một vài bức tranh nhỏ lẻ theo cảm hứng. Tuy nhiên, sau khi được mọi người đón nhận một cách tích cực, mình mới quyết định bắt tay vào việc phát triển thành một dự án nghệ thuật lớn hơn”, Trọng Lee cho biết.

 

 

 

 

 

 

Mặc dù phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức thế nhưng Trọng Lee vẫn không hề từ bỏ. Anh nói, đây không chỉ là những tác phẩm vẽ ra cho vui, mà để hoàn thành mỗi bức tranh, anh phải nghiên cứu rất tỉ mỉ về lịch sử xây dựng, kết cấu, kiến trúc rồi sau đó mới thể hiện qua nét vẽ của mình. “Vì đặc thù công việc của một kiến trúc sư phải thường xuyên công tác xa, nên phần lớn tác phẩm của mình tuy vẽ về Sài Gòn nhưng lại được thực hiện ở… Hà Nội”, Trọng Lee bật mí.

Hiện tại, Trọng Lee vẫn đang trong quá trình chuẩn bị để mở một triển lãm cá nhân về “Sài Gòn xưa” trong tháng 2 tới. Sắp tới đây chàng trai trẻ này sẽ tiếp tục trình làng những dự án khác cũng về Sài Gòn. Bên cạnh kiến trúc, những chủ đề tiếp theo mà anh sẽ đề cập đến đó là: phương tiện giao thông, ẩm thực… Trọng hào hứng: “Không chỉ là những tác phẩm mang đậm tình cảm cá nhân, mình mong muốn đây sẽ là tư liệu mới mẻ để lưu trữ về những công trình Sài Gòn xưa cũ. Thông qua đó có thể đem nghệ thuật đến gần hơn với các bạn trẻ, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài khi muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Việt Nam”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đi viền với bút vẽ kỹ thuật Artline

by Hoang Anh

Trong các bản vẽ phối cảnh, phần tô màu rất quan trọng. Giúp chúng ta hình dung bức ảnh một cách dễ dàng và trực quang hơn.

Để tách biệt các mảng màu. Bút vẽ kỹ thuật Artline luôn được sử dụng để đi nét các đường viền nhờ tính chất mực không lem của bút.

but-ve-ky-thuat-kien-truc

Vì khả năng chống nước của bút kỹ thuật Artline. Bạn có thể đi viền trước hoặc sau khi tô màu cũng được.

but-ve-ky-thuat-kien-truc

Bút có nhiều size khác nhau từ 0.05 đến 0.8mm đáp ứng mọi đường nét chúng ta cần từ nét cực mảnh đến các nét cơ sở hay thậm chí dùng để đồ màu một số điểm.

but-ky-thuat-khong-lem

Bút vẽ kỹ thuật không lem

Bạn nhấp vào đây để xem giá và mua bút vẽ line đi nét của Artline Japan

Những tác phẩm calligraphy ấn tượng từ cây bút Artline Stix

by Thắm

Bút dạ quang ghép hình Artline Stix Highlighter ETX-600 với màu sắc tươi sáng đa dạng, bền màu, không độc hại là sản phẩm chính hãng từ nhà sản xuất Shachihata – Japan. Với những ưu điểm về chất lượng, đa dạng về màu sắc bạn có thể thoải mái sáng tạo viết, vẽ bằng dòng bútArtline Stix. Dưới đây xin giới thiệu với bạn các tác phẩm viết tay ấn tượng của một cô gái đến từ Na Uy yêu thích calligraphy.

Bạn có thể tham khảo thêm các tác phẩm tại https://www.instagram.com/loveforlettering/

 

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của bút bi

by Nhan

Cây bút bi đơn giản đầu tiên đã được một thợ thuộc da người Mỹ tên là John Cloud xin cấp bằng sáng chế vào năm 1888 tuy nhiên nó không được chú ý. Mãi đến 50 năm sau, một ký giả người Hungary là László Bíró đã phát minh ra cây bút bi hoàn thiện dùng một loại mực in do anh của ông là George Bíró chế tạo. Đặc điểm của loại mực này là rất nhanh khô, không độc hại. Ông đã được nhận bằng sáng chế của Anh Quốc vào ngày 15/6/1938.

Ra đời gần 100 năm nay, bút bi vẫn đang được sử dụng rộng rãi do tính tiện lợi của nó (Ảnh: WIRED)

Loại bút này dần được cải tiến rồi bắt đầu lan truyền sang Argentina, Mỹ, Anh rồi lan truyền nhanh chóng khắp Châu Âu rồi cả thế giới như ngày nay nhờ sự rẻ tiền, tiện lợi của nó. Có thể nói, chính bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người! Ngày nay, bút bi hay bút nguyên tử đã trở nên hết sức thông dụng trong đời sống con người, nó đã “qua mặt” nhiều loại bút khác để được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Những loại bút trước đây như bút lông ngỗng, bút kim hay bút máy thường dùng một loại mực nhuộm đen, loãng thấm qua cây bút chảy xuống mặt giấy nhờ hiện tượng mao dẫn.

Cơ chế của hoạt động này có những nhược điểm sau:

– Mực thường chảy không đều.

– Mực thường loãng đồng thời vì nó không được tiếp xúc với không khí khi chảy qua bút nên không thể khô nhanh chóng khi tiếp xúc với mặt giấy.

– Khi mực bị khô trong bút sẽ gây tắc bút khiến bút không hoạt động được và đòi hỏi người dùng phải làm sạch một cách tỉ mỉ, mất thời gian.

Ngoài ra, đối với bút máy, nó còn có xu hướng chảy mực khi đi trên máy bay nên rất bất tiện. Chính vì thế, gần như cả thế giới đã chờ đợi một loại bút hiệu quả hơn. Và khi bút bi ra đời nó đã khắc phục được những nhược điểm trên một cách đơn giản.

Mục đích của bút bi là vừa chảy ra loại mực đặc, nhanh khô trên mặt giấy nhưng đồng thời vẫn không làm cho mực bị khô trong bút. Nó bao gồm một ống mực chứa một loại mực đặc rất nhanh khô khi tiếp xúc với giấy. Đặc biệt, chi tiết quan trọng nhất trong bút bi chính là viên bi lăn dẫn mực ở ngòi bút có đường kính khoảng từ 0,7- 1 mm.

Viên bi này thường được làm bằng đồng thau, thép, hoặc vonfam cacbua có thể xoay được để đưa mực xuống mặt giấy khi ta viết. Nó đóng vai trò là một cái nắp giữ cho mực trong ống không bị khô. Đồng thời, nó có cơ chế hoạt động để đưa được mực xuống giấy rất hiệu quả. Viên bi này nằm ở giữa một ống chứa mực và giấy bằng một cái hốc tí hon nằm ngay ngòi bút. Cái hốc này khá chặt nhưng lại có đủ chỗ trống để viên bi có thể xoay tròn dễ dàng.

Khi sử dụng, trọng lực sẽ đẩy một lượng mực xuống dưới và thấm lên phía mặt trên của viên bi. Khi di chuyển bút trên giấy, viên bi sẽ xoay tròn và sẽ kéo mực xuống mặt giấy khi nó lăn xuống. Cứ như thế, cơ chế xoay này cho phép mực thấm đều xuống giấy trong khi mực trong ống vẫn được bịt kín khỏi không khí bên ngoài nên không bị khô.

Phân biệt các loại bút bi

by TrieuNgan

Bút bi là một loại văn phòng phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Bên trong cây bút là một ống mực đặc, mực sẽ được in lên giấy khi viết nhờ vào chuyển động lăn của một viên bi nhỏ được gắn ở đầu bút bi, viên bi này có đường kính khoảng từ 0,5 đến 1.2 mm, có nhiệm vụ rải đều mực trên giấy. Dưới đây là cách phân biệt các loại bút bi trên thị trường.

Về thiết kế bên ngoài để phân biệt bút bi thì cần dựa vào thao tác của người sử dụng cây bút, khi kích hoạt ngòi bút của bút bi. Văn phòng phẩm này có 3 loại chính là bút bi bấm, bút bi vặn và bút bi nắp đậy.

Bút bi bấm 

Đây là loại bút có lẽ được sử dụng phổ biến hơn cả bởi sự tiện dụng, cấu tạo đơn giản và chắc chắn của nó, khi muốn sử dụng, chỉ cần một thao tác là “bấm” phần đầu trên của bút, khi đó ngòi bút sẽ thò ra ngoài, vào vị trí hoạt động và sẵn sàng để viết, khi đã dùng xong, chỉ cần bấm một lần nữa để đưa ngòi bút về lại bên trong. Thiết kế tiện lợi này giúp mực không bị lem ra ngoài khi bỏ bút vào túi quần, túi áo hay túi xách và đồng thời bảo vệ ngòi bút khỏi bị hư hỏng nếu không may bị đánh rơi. Ngoài ra thao tác bấm ngòi bút cũng giúp xả stress hiệu quả.

 

Bút bi vặn

Cấu tạo của cây bút bi vặn phức tạp hơn một chút, chúng gồm có 2 phần, và đượcliên kết với nhau nhờ một khớp nối, để sử dụng bút bạn chỉ cần vặn ở khớp nối này đưa ngoài bút ra bên ngoài, và vặn một lần nữa để đưa ngòi bút về vị trí ban đầu. Loại bút bi vặn này  không phổ biến như bút bi bấm, vì thao tác vặn này không tiện gọn như bấm, và cũng không được trơn tru, mượt mà. Trừ những chiết bút bi được thiết kế cao cấp, chất lượng tốt, nếu không thao tác vặn của bút sẽ khá khó khắn, đôi khi còn làm ngòi bút không ra đúng vị trí mà mình cần gây khó chịu.

Bút bi nắp đậy

Đối với những cây bút bi mực lỏng, với loại mực này sẽ rất dễ bị khô và tắc ở ngòi bút nếu ngòi bút để ngoài môi trường không khí quá lâu mà không sử dụng. Việc đưa ngòi bút vào trong như ở 2 loại bút trên là chưa đủ để bảo quản mực bút, chính vì vậy mà những cây bút với loại mực lỏng này cần một nắp đậy để ngòi bút không tiếp xúc nhiều với không khí của môi trường bên ngoài. Cũng do đó mà mỗi khi muốn sử dụng bạn cần thao tác mở nắp, mặc dù không được thuận tiện cho lắm nhưng đổi lại là mực lỏng sẽ cho cảm giác mượt mà hơn. Lưu ý khi sử dụng loại bút này là sau khi tháo nắp bút, bạn nên gắn nắp vào phần trên của bút để tránh bị thất lạc.

 

Các thành phần hóa học của mực bút bi xanh

by Bui Ngoc Phuong Thao

Mực bút bi xanh bao gồm chất nhuộm màu, axit béo và cồn để đảm bảo mực ra đều, mau khô và bám giấy.

Bút Bi đa dạng màu sắc

Mực bút bi có lịch sử phát triển khoảng 50 năm. Các nhà sản xuất bút bi lớn giữ bí mật rất kỹ công thức mực của mình, theo Wired.

Để tạo ra màu mực xanh dương cổ điển được dùng tới ngày nay, các hãng trộn hỗn hợp các chất màu với nhau. Nhiều khả năng họ sử dụng màu xanh Phthalocyanine (công thức hóa học C32H18N8), hay còn gọi là pha lê tím (crystal violet) và màu xanh đậm Prussian (công thức hóa học Fe7(CN)18 một màu được giới họa sĩ ưa thích lâu năm.

Fe7(CN)18 còn được sử dụng trong Thế Chiến I như một loại mực vô hình. Các điệp viên sử dụng sắt clorua để viết mật thư, sau đó người đọc dùng kali ferrocyanide (K3[Fe(CN)6]) để làm cho mực hiện hình. Ngoài ra, pha lê tím còn có tính kháng khuẩn, nên được sử dụng như một cứu cánh chữa các bệnh nhiễm trùng và tưa miệng ở trẻ nhỏ.

Các chất màu sẽ được trộn với cồn benzyl, một loại nước hoa được làm từ trái cây chin và phenoxyethanol, thành phần được sử dụng trong nhiều sản phẩm từ thuốc đuổi côn trùng tới chất khử trùng. Hai thành phần này có tác dụng làm cho chất màu chảy đều trên giấy theo viên bi xoay.

Để mực có thể thấm vào giấy, nó cần có sức căng bề mặt thích hợp. Các nhà sản xuất trộn thêm alkyl alkanolamide để giảm sức căng của dung dịch mực xuống sao cho nó có thể thấm vào giấy trước khi mực khô.

Cuối cùng, để mực không bị dính trên đầu bút bằng đồng thau (hợp kim đồng – kẽm) cản trở bi xoay, axit béo oleic được sử dụng để viên bi luôn trơn và dễ xoay, kể cả trong trường hợp để bút lâu không viết.

4 cách tẩy sạch vết bút sáp màu trên tường cho nhà sạch bong

by Hoang Thi Thanh Truc

Nếu nhà bạn có con nhỏ nghịch ngợm, chắc bạn sẽ phải ngán ngẩm mỗi khi các bé lỡ vẽ nguệch ngoạc lên tường. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo những cách sau để trị những vết bẩn này nhé.

Sử dụng baking soda
Không chỉ dùng trong nấu ăn và làm đẹp, baking soda còn có công dụng làm sạch nhà cửa rất hiệu quả. Đổ bột baking soda ra một cái chén nhỏ, dùng khăn ẩm nhúng vào bột, chà lên tường. Đóng vai trò như “bút xóa”, baking soda dễ dàng xóa sạch vết bút chì màu bám trên tường.

Sử dụng giấm ăn
Lấy chiếc bàn chải đánh răng cũ, nhúng vào hỗn hợp giấm và nước pha loãng theo tỷ lên 1:1, chà nhẹ lên vết bút chì màu bám trên tường. Với nguyên liệu siêu rẻ này, bức tường nhà bạn sẽ nhanh chóng lấy lại màu sắc vốn có ban đầu.

Sử dụng mayonnaise
Chừa lại một ít mayonnaise sau khi trộn salad, bạn bôi mayonnaise lên vết bút chì màu rồi để khoảng vài phút cho chúng “ngấm” sâu. Bước cuối cùng, chỉ cần dùng miếng vải ẩm lau nhẹ, vậy là bức tường nhà bạn đã trắng sạch như vừa được sơn mới rồi.

Sử dụng kem đánh răng

Kem đánh răng luôn sẵn có trong nhà và cũng là “ứng cử viên sáng giá” trong việc làm sạch bức tường đầy “tranh vẽ” của các bé. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bôi kem đánh răng lên vết bút chì bám trên tường, dùng bàn chải đánh răng cũ chà nhẹ, sau đó lau lại với nước.

Chúc bạn thành công!

Bút sơn Artline EK-400XF của Hãng Shachihata – Nhật Bản

by hoanghainam

Bút sơn Artline Paint marker Là sản phẩm của hãng Shachihata – Japan, bút này đạt chuẩn RoHS của Châu Âu (không chứa các chất độc hại như: thủy ngân, chì, cadmium, chromium….), ngoài ra bút còn không dùng xylene độc hại là dung môi hòa tan mực mà thây vào đó là dung dịch có gốc rượu vô cùng an toàn đối với người tiêu dùng.


Bút sơn Artline của hãng Shachihata – Nhật Bản từ lâu đã là lựa chọn số 1 của khách hàng. Trong lĩnh vực trang trí nội thất bằng gỗ, không thể thiếu Artline Furniture Marker EK-95, chuyên dùng xóa dấu vết lỗi, che khuyết điểm giúp sản phẩm đẹp hoàn hảo hơn mà không mất chi phí thay mới. – Bút có mực gốc sơn, khi viết tạo một lớp mỏng trên bề mặt viết giúp dễ dàng đánh dấu trên cả bề mặt sáng lẫn tối, bút còn có thể đánh dấu trên mọi bề mặt như : gỗ, thủy tinh, kim loại, cao su, nhựa, carton….với các ưu điểm như:

+ Ngòi bút được làm từ các sợi Acrylic siêu bền và thẩm thấu mực tốt, bút còn hổ trợ van bơm mực áp suất giúp mực ra đều và sắc nét.

+ Bút sơn Artline 400XF là loại bút tuyệt vời để bạn đánh dấu những nơi cần thiết cả trong nhà lẫn ngoài trời và có thể đánh dấu trên mọi vật liệu như đá, cao su, gỗ, nhựa, kim loại, thủy tinh, kính…

+Đầu bút được thiết kế từ những sợi Acrylic có tính đàn hồi cao, bền giúp ngồi ngòi bút không biến dạng khi sử dụng trên nhiều bề mặt vật liệu. Mực nhanh khô, không nhòe, không phai.

+ Bút sơn Artline 400FX tạo một lớp mực có độ dày nhất định giúp bạn thấy được các vết đã đánh dấu một cách rõ ràng ngay cả trên bề mặt sáng và tối.

+ Bút được thiết kế van bơm mực tự động tạo áp suất giúp mực thẩm thấu qua các sợi Acrylic làm cho nét viết vô cùng đều đặn và sắc nét mà bạn không cần phải bóp vào thân bút như những cây bút xóa trước đây.

+ Đặc biệt bút của Artline hoàn toàn không chứa dung dịch Xylene độc hại mà được thay thế bằng dung dịch alcol, đạt chuẩn RoHS của Châu Âu an toàn tuyệt đối với người sử dụng .

Bút sơn Artline 400XF có thể đánh đấu trên mọi vật liệu như đá, cao su, gỗ, nhựa, kim loại, thủy tinh, kính…

Bút tạo một lớp mực có độ dày nhất định giúp bạn thấy được các vết đã đánh dấu một cách rõ ràng ngay cả trên bề mặt sáng và tối