Bộ tranh họa tiết Mandala xinh xắn bằng bút lông kim Artline

by Hoang Anh

Mạn đà la (mandala) xuất phát từ tiếng Phạn, có nghĩa là vòng tròn, trung tâm, thống nhất và toàn vẹn. Gốc của chữ “manda” là cơ bản tinh khiết và “la” là dung chứa. Như vậy ý nghĩa của hình mandala là hình vẽ có thể dung chứa được những gì linh thiêng nhất của cuộc sống. Hình vẽ Mạn đà la rất phức tạp, mỗi hình đại diện cho một vị thần và những cấu hiệu xung quanh họ có những ý nghĩa đặc biệt mà chỉ có các vị thiền sư mới có thể lý giải được.

Ngày nay các hình vẽ họa tiết Madala không những chỉ mang ý nghĩa trong tôn giáo mà đã lan tỏa ra thành nghệ thuật đại chúng, nghệ thuật tatoo, trang trí,… Cách vẽ Mandala thông dụng cũng không quá khó, bạn chỉ cần một tờ giấy, một cây bút đi nét và một chút chăm chỉ tỉ mỉ là có thể bắt đầu rồi.

Bút lông kim Artline có các ngòi bút kích thước từ 0.2 đến 0.4mm để bạn có thể vừa đi nét mảnh nét vừa và tô được các mảng. Đồng thời nét bút đều, màu mực đen làm cho các bức vẽ họa tiết của bạn trông hoàn hảo hơn. Ngoài ra bút vẽ kỹ thuật Artline cũng có thể cho các hiệu quả tương tự với ngòi bút đa dạng kích thước hơn từ 0.05, 0.1, 0.2,…,0.8. Dưới đây xin giới thiệu tới các bạn những bài vẽ họa tiết Mandala xinh xắn:

Nguồn: @pixichikjb

Bạn nhấp vào đây để xem giá và mua bút vẽ line đi nét của Artline Japan

Bộ tranh Sài Gòn xưa theo phong cách cổ điển

by Le Van Anh

Bộ tranh này do Trọng Lee (tên thật là Lê Hưng Trọng, sinh năm 1983) vốn là cựu sinh viên ngành Kiến trúc – Xây dựng, ĐH Dân lập Văn Lang, TP.HCM thực hiện. Là một cái tên khá nổi trong giới thiết kế, anh từng đạt giải Nhất cho phương án Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011, tác giả của 2 công trình thiết kế lớn: Sứ bia & 6 Degress tại Hà Nội và cũng là tác giả của biểu tượng Nàng Tiên Cá hai đuôi đầu tiên của thương hiệu Starbucks tại Việt Nam.

Cuối năm 2014 vừa rồi, chàng trai này lại tiếp tục khẳng định tài năng của mình qua dự án nghệ thuật bằng màu nước theo phong cách cổ tích mang đậm dấu ấn về Sài Gòn xưa trước 1975.

 

 

Tuy sinh ra ở Ninh Thuận và không phải là người Sài Gòn chính gốc, nhưng chính nhờ những năm tháng sinh viên rong ruổi khắp phố phường đã dần đem đến cho anh một tình yêu đặc biệt với “Hòn ngọc Viễn Đông” xưa.

Chia sẻ về dự án của mình, Trọng Lee cho biết: “Ý tưởng để thực hiện nên bộ tranh này bắt nguồn từ chính tình cảm của anh dành cho Sài Gòn. Càng sống lâu với thành phố, mình càng cảm thấy gắn bó và yêu mến mảnh đất này hơn. Đây cũng chính là nơi mình khám phá ra bản thân và nuôi dưỡng ước mơ trở thành kiến trúc sư giúp ích cho đời”.

Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm đó là những công trình kiến trúc lịch sử tồn tại qua hàng thế kỷ mang tính biểu tượng của Sài Gòn, như: chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Bến Nhà Rồng, chợ Bình Tây, Thương xá Tax, UBND thành phố, Nhà hát Thành phố… được biến hóa sinh động qua nét vẽ màu nước Artline mang đậm màu sắc thần tiên.

Không chỉ mô tả lại diện mạo của hơn 12 công trình kiến trúc tiêu biểu, Trọng còn thổi hồn một phần đời sống sinh hoạt của người dân Sài Gòn vào những công trình. Bên cạnh đó, tác phẩm còn gây ấn tượng với hình ảnh Chân dung phố thị và Tổng hợp phương tiện đi lại ở Sài Gòn qua các thời kỳ.

Để thực hiện nên tác phẩm đồ sộ này, tác giả phải mất đến… 3 năm. “Ban đầu mình chỉ thực hiện một vài bức tranh nhỏ lẻ theo cảm hứng. Tuy nhiên, sau khi được mọi người đón nhận một cách tích cực, mình mới quyết định bắt tay vào việc phát triển thành một dự án nghệ thuật lớn hơn”, Trọng Lee cho biết.

 

 

 

 

 

 

Mặc dù phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức thế nhưng Trọng Lee vẫn không hề từ bỏ. Anh nói, đây không chỉ là những tác phẩm vẽ ra cho vui, mà để hoàn thành mỗi bức tranh, anh phải nghiên cứu rất tỉ mỉ về lịch sử xây dựng, kết cấu, kiến trúc rồi sau đó mới thể hiện qua nét vẽ của mình. “Vì đặc thù công việc của một kiến trúc sư phải thường xuyên công tác xa, nên phần lớn tác phẩm của mình tuy vẽ về Sài Gòn nhưng lại được thực hiện ở… Hà Nội”, Trọng Lee bật mí.

Hiện tại, Trọng Lee vẫn đang trong quá trình chuẩn bị để mở một triển lãm cá nhân về “Sài Gòn xưa” trong tháng 2 tới. Sắp tới đây chàng trai trẻ này sẽ tiếp tục trình làng những dự án khác cũng về Sài Gòn. Bên cạnh kiến trúc, những chủ đề tiếp theo mà anh sẽ đề cập đến đó là: phương tiện giao thông, ẩm thực… Trọng hào hứng: “Không chỉ là những tác phẩm mang đậm tình cảm cá nhân, mình mong muốn đây sẽ là tư liệu mới mẻ để lưu trữ về những công trình Sài Gòn xưa cũ. Thông qua đó có thể đem nghệ thuật đến gần hơn với các bạn trẻ, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài khi muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Việt Nam”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đi viền với bút vẽ kỹ thuật Artline

by Hoang Anh

Trong các bản vẽ phối cảnh, phần tô màu rất quan trọng. Giúp chúng ta hình dung bức ảnh một cách dễ dàng và trực quang hơn.

Để tách biệt các mảng màu. Bút vẽ kỹ thuật Artline luôn được sử dụng để đi nét các đường viền nhờ tính chất mực không lem của bút.

but-ve-ky-thuat-kien-truc

Vì khả năng chống nước của bút kỹ thuật Artline. Bạn có thể đi viền trước hoặc sau khi tô màu cũng được.

but-ve-ky-thuat-kien-truc

Bút có nhiều size khác nhau từ 0.05 đến 0.8mm đáp ứng mọi đường nét chúng ta cần từ nét cực mảnh đến các nét cơ sở hay thậm chí dùng để đồ màu một số điểm.

but-ky-thuat-khong-lem

Bút vẽ kỹ thuật không lem

Bạn nhấp vào đây để xem giá và mua bút vẽ line đi nét của Artline Japan

Cây bút lông kim bạn không nên dùng

by Lei ka

Bút lông kim Artline là dòng bút được dùng phổi biến trên thế giới. Bạn có biết rằng Artline Japan có cực kỳ nhiều dòng bút khác nhau. Từ bút chì, bi, dạ quang, vẽ áo, vẽ kính, sơn….với đủ màu cho bạn sáng tạo.

Tuy nhiên, cây bút mà mình thích nhất là dòng Artline Fine pen Ek200 (ngòi 0.4) và Ek220 (ngòi 0.2). Dòng này mình khuyên bạn không nên dùng vì sẽ bị GHIỀN đó.

Nét bút cực kỳ mềm mại và đều, bạn chẳng cần phải tốn lực khi sử dụng bút. Nên viết cả ngày vẫn không mõi tay.

Lượng mực của cây bút Artine Fine pen thì quá nhiều cho bạn. Hãy thử viết hết một cây này mất bao lâu nhé. Thậm chí viết đến mòn ngòi bút vẫn chưa hết mực. Chỉ cần nhìn vào ngòi bút là hiểu chất lượng của bút lông kim Artline này là thế nào rồi.

Bút có bán tại các nhà sách, nhà cung cấp văn phòng phẩm, siêu thị và shop online giá 21.500VND. Tuy nhiên nếu bạn đăng ký thành viên tại Bút Viết Nhật Bản thì có thể nhận bút hoàn toàn miễn phí