Chứng chỉ REACH là gì?

by adminphucma

Chứng chỉ tuân thủ REACH, hoặc Chứng chỉ REACH, là tài liệu nêu rõ rằng sản phẩm mà sản phẩm đó tuân thủ theo các nguyên tắc của chỉ thị REACHX / 1907 của Liên minh Châu Âu. Chứng chỉ REACH được cấp bởi một cơ quan có thẩm quyền độc lập và vô tư kiểm tra và phân tích các sản phẩm và đánh giá chúng theo các yêu cầu của chỉ thị.

REACH, viết tắt từ Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals, là một quy định mới trong EU về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất, gồm các nội dung Đăng ký (Registration), Đánh giá (Evaluation), Chứng nhận (Authorisation) và Hạn chế các chất hóa học (Restriction of Chemical substances). 

Những hồ sơ này được Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA) duy trì, cung cấp số đăng ký REACH.
Mục đích của chỉ thị này là một mặt tạo ra các phương pháp thay thế để đánh giá các mối nguy về các hợp chất hóa học chứa trong sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh và đổi mới để đảm bảo mức độ bảo vệ cao cho sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.


Quy định REACH cũng rất quan trọng để đảm bảo sự di chuyển tự do của các chất này trong Liên minh Châu Âu. REACH là Quy Định pháp luật của EU áp dụng trong tất cả 27 nước thuộc EU. Ngoài ra, Iceland, Lichtenstein và Na Uy, những nước nằm trong vùng kinh tế châu Âu đang có kế hoạch coi REACH như là luật của họ. Khi áp dụng luật này thì việc xuất khẩu vào các quốc gia này cũng phải tuân thủ REACH y như các nước thuộc EU

Trong danh mục bắt buộc khai báo bao gồm tất cả các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp, liên quan đến hàng tiêu dùng như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử, vật dụng trong nhà, đồ gỗ, mỹ phẩm, chất liệu tạo hương thơm trong nến, sơn…


Trong chỉ thị REACH, chất được định nghĩa như sau: Chất là một nguyên tố hóa học và các hợp chất của nó thu được do kết quả của trạng thái tự nhiên hoặc quá trình sản xuất của nó. Các chất phụ gia được sử dụng trong các quá trình này và các tạp chất xảy ra trong quá trình cũng được coi là các chất. Tuy nhiên, các dung môi có thể được tách ra mà không ảnh hưởng đến độ ổn định hoặc thành phần của chúng được loại trừ. Nếu mật độ của thành phần cơ sở là 80 trở lên, đây là những chất đơn chất. Nếu mật độ của thành phần cơ sở nằm giữa 10 và 80, thì đây là những chất đa thành phần. Xác định chính xác thành phần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên liệu ban đầu cũng như các quy trình sản xuất.

Các công ty sản xuất phải chuẩn bị một tệp kỹ thuật về sản phẩm của họ. Nói chung, hồ sơ này nên chứa thông tin về nhận dạng, sản xuất và sử dụng chất, thông tin về phân loại và ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng an toàn và thông tin về các đặc tính cụ thể của chất.

Các mục tiêu chính của quy định REACH là:

Để đảm bảo bảo vệ sức khỏe con người và môi trường tự nhiên khỏi những rủi ro do hóa chất gây ra
Tăng khả năng cạnh tranh của ngành hóa chất, một ngành quan trọng cho nền kinh tế của Liên minh châu Âu
Thúc đẩy các phương pháp thay thế để đánh giá mối nguy hiểm của các chất hóa học
Đảm bảo sự di chuyển tự do của các chất ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu
Do đó, việc các công ty làm việc với các chất REACH và sản xuất các sản phẩm trong phạm vi này có chứng chỉ REACH rất quan trọng trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh và tiếp thị sản phẩm thuận tiện.

ChemSHERPA là gì

by adminphucma

ChemSHERPA là một cơ chế được chính phủ Nhật Bản và các công ty của Nhật gây dựng lên với mục đích chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng.

Cơ chế chia sẻ thông tin dành cho các sản phẩm hóa dược, được đề xuất bởi Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (Meti) Nhật Bản đang thu hút sự chú ý cả trong và ngoài nước.

ChemSHERPA – viết tắt của cụm từ Chia sẻ và trao đổi thông tin hóa dược giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, đã được thực hiện từ năm ngoái. Mục tiêu của Nhật Bản là xây dựng một cơ chế thông tin chuẩn mực trong chuỗi cung ứng, bắt đầu từ ngành công nghiệp điện, điện tử và sau đó là các ngành công nghiệp khác.

Theo Joint Article Management Promotion (Jamp), cơ quan của chemSHERPA, hiện đang thực hiện các hội thảo hằng tháng ở Nhật Bản. Cơ quan này ước tính rằng, trong số 835 công ty hiện có, 39% là các công ty điện, điện tử, 23% là các công ty hóa chất. Một số công ty thuộc lĩnh vực sản xuất ô tô, sản xuất cơ khí, máy móc, gỗ, giấy và công nghiệp hàng không vũ trụ.

Đáng chú ý, Jamp cho biết, 90% các công ty tham gia hiện đang sử dụng cơ chế thông tin hiện có. Điều này cho thấy rằng “họ sẵn lòng để chuyển sang cơ chế chemSHERPA”.

Nhiều nước đã bắt đầu dành sự chú ý cho cơ chế chia sẻ thông tin này của Nhật Bản. Nhật Bản đã nhận được những lời đề nghị từ Trung Quốc, Mỹ, Canada và Đức vào cuộc họp APEC diễn ra vào tháng mười một, tại đó bộ trưởng các nước đã đánh giá cao cơ chế chemSHERPA.

Ngoài ra, đã có thêm 100 công ty ở Nhật Bản đồng ý tham gia vào cơ chế này, theo Meti. Jamp cho biết, “mặc dù có nhiều công ty khác nhau, nhưng họ sẵn lòng chuyển sang cơ chế trao đổi thông tin mới, và chúng tôi kỳ vọng sẽ hỗ trợ chuỗi cung ứng của họ.

Nguồn: chemicalwatch.com – HT

Tiêu chuẩn ROHS 2 là gì? Tại sao chúng ta cần chứng chỉ này

by adminphucma

Có thể người tiêu dùng chúng ta lúc sử dụng các sản phẩm thì ít quan tâm đến tiêu chuẩn ROHS. Nhưng đối với các nhà máy sản xuất thì buộc phải có tiêu chuẩn này để có thể bán hàng tại Châu Âu.

Sản phẩm để vào thị trường các nước khó tính đều phải đảm bảo không chứa các hóa chất độc hại. Đối với các hãng thương hiệu lớn thì họ tuân thủ rất nghiêm ngặt. Các hãng không danh tiếng thì họ  chỉ ghi Non Toxic chứ không có được các chứng chỉ này. Vì vậy họ chỉ bán hàng cho các nước dễ tính như VN chúng ta.

tieu chuan an toan rohs 2019

Vậy ROHS là gì. Thực ra đó là một chứng chỉ test cho chúng ta biết sản phẩm không có những chất độc

Với ROHS 1 thì sẽ hạn chế tối đa 6 chất bao gồm 4 kim loại nặng độc hại như Chì, Thủy Ngân, Cadmium (Cd), Crome hóa trị 6 Cr6+ và 2 chất chống cháy Polybrominated biphenyls (PBB), Polybrominated diphenyl ether (PBDE). Đây là các chất độc hại nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường.

Vào tháng 6/2015 EU đưa ra chuẩn ROHS 2 bổ sung thêm 4 chất cấm khác vào. 4 chất này có tính chất làm mềm dẻo cho nhựa Vinyl. Tuy nhiên nó lại gây tác hại đến sinh sản và phát triển, tổn thương các cơ quan, suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết và ung thư.

Các chất này là Bis(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP), Butyl benzyl phthalate (BBP), Dibutyl phthalate (DBP), Diisobutyl phthalate (DIBP).

Vậy ROHS 2 có 10 chất cấm và được áp dụng vào tháng 7 năm 2019. Có nghĩa là các sản phẩm buộc phải thỏa mãn Rohs2 để có thể được phép bán hàng cho khối Châu Âu.

Các chất cấm trong ROhs 2

Lead (Pb)
Mercury (Hg)
Cadmium (Cd)
Hexavalent chromium (Cr6+)
Polybrominated biphenyls (PBB)
Polybrominated diphenyl ether (PBDE)
Bis(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP)
Butyl benzyl phthalate (BBP)
Dibutyl phthalate (DBP)
Diisobutyl phthalate (DIBP)

Hiện nay. Tất cả các sản phẩm của Artline được sản xuất nghiêm ngặt và đúng quy chuẩn ROHS2 này. Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần các chứng chỉ này khi mua sản phẩm Artline. Vui lòng liên hệ với nhân viên phụ trách để chúng tôi cung cấp các giấy phép này

Nếu bạn mua sản phẩm Artline tại các nhà cung cấp văn phòng phẩm trong cả nước. Bạn có thể yêu cầu họ cung cấp chứng chỉ này ( chúng tôi sẽ gián tiếp gửi cho bạn thông qua các nhà phân phối này).

 

Tiêu chuẩn an toàn RoHS là gì? tại sao cần phải có

by Minh Tuan

Tiêu chuẩn an toàn Rohs

Khi mua các sản phẩm của các hãng lớn trên thế giới chúng ta thường thấy logo tiêu chuẩn an toàn RoHS dán hoặc in lên sản phẩm. Vậy tiêu chuẩn Rohs đó là gì? và nó quan trọng như thế nào?tieu-chuan-an-toan-rohs

ROHS là tên viết tắt của Restriction Of Hazardous Substances, được dịch là Sự hạn chế các chất độc hại. ROHS là một bộ quy tắc tiêu chuẩn được pháp luật Châu Âu ban hành và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 nhằm bảo vệ con người và môi trường khỏi các chất độc hại có trong các sản phẩm điện và điện tử.

Do đó tất cả sản phẩm điện – điện tử được bán tại thị trường Châu Âu bắt buộc phải tuân thủ bộ tập hợp các tiêu chẩn này. Và tiêu chuẩn RoHS luôn được cập nhật bổ sung các chất cấm để sản phẩm ngày một an toàn hơn.

Một sản phẩm thỏa tiêu chuẩn ROHS này thì phải đảm bảo các vật liệu, thành phần sản xuất ra sản phẩm đó phải thỏa tiêu chuẩn ROHS

 

Theo chỉ dẫn, có sáu chất độc hại mà ROHS quy định tuân thủ trong việc hạn chế sử dụng như sau:

  • Chì (Pb): Chì là chất được sử dụng chính trong sản xuất pin, tivi và màn hình máy tính.
  • Thủy ngân (Hg): Thủy ngân được sử dụng trong các nhà máy sản xuất đèn huỳnh quang, mạ nhôm, bản mạch in…
  • Cadmium (Cd): Cadmium được sử dụng trong sản xuất pin cadmium mạ kền, mạ điện, chất nhuộm, hợp kim hàn, hệ thống cảnh báo,…
  • Crom hóa trị 6 (Cr, Hexavalent Chromium): Crom hóa trị 6 được sử dụng trong công nghệ in ảnh, sơn, nhựa, sản xuất thép không gỉ…
  • Polybrominated Biphenyls (PBBs – một hợp chất của Brom): Hợp chất này được sử dụng sản xuất các bọt nhựa, chất dẻo có trong các thiết bị điện trong nhà…
  • Polybrominated Biphenyls Ethers (PBDEs – một hợp chất của Brom): Hợp chất này được sử dụng trong thiết bị điện gia dụng, bảng mạch in, tụ điện…tieu-chuan-an-toan-rohs

Phạm vi áp dụng các tiêu chuẩn ROHS là trên 11 nhóm sản phẩm dưới đây:

  • Đồ gia dụng lớn
  • Đồ gia dụng nhỏ
  • Thiết bị viễn thông và IT
  • Thiết bị tiêu dùng
  • Thiết bị chiếu sáng
  • Dụng cụ điện và điện tử
  • Đồ chơi, thiết bị thể thao và giải trí
  • Dụng cụ y khoa
  • Dụng cụ kiểm soát và quan sát
  • Máy chế biến tự động
  • Thiết bị bán dẫn

Vì vậy nếu sản phẩm nào không có tiêu chuẩn này thì bạn không nên sử dụng vì nó có thể chứa chất độc hại.

Các sản phẩm của Artline Japan, Xstamper Japan và TAT luôn có các chứng chỉ an toàn Rohs chứ không nói suông là non toxic. Nên các bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng