Con dấu Inkan: Tại sao chúng lại cần thiết ở Nhật Bản

by TrieuNgan

Hiếm có nơi nào vẫn giữ truyền thống sử dụng con dấu nhiều như ở Nhật Bản. Inkan thường được dùng thay thế cho việc kí tên, từ đơn đăng kí, tài khoản ngân hàng, bảo hiểm, hay tài liệu công chứng. Tất cả những công dân và dân định cư đều phải có con dấu mang tên của họ. Với người Nhật, con dấu sẽ được khắc theo họ của người đó bằng hán tự và người nước ngoài sẽ là họ hoặc tên khắc theo bảng chữ cứng của Nhật hoặc cũng có thể bằng chữ romanji.

1. Q:  Người nước ngoài sẽ làm gì khi không có Inkan?

A: Họ được phép kí bằng tay thay cho con dấu, nhưng thường chỉ trong các giấy tờ nhập cư. Với những hồ sơ khác như ngân hàng thì họ sẽ phải có con dấu cho riêng mình. Ở các công ty, chỉ có giấy tờ được đóng bằng Inkan mới được tính là hợp lệ.

2. Q: Nếu chữ trên hanko khác 1 chút với tên của tôi?

A: Tên thì có thể khác nhưng ngoài việc đóng dấu, họ cũng sẽ thu thập thêm thông tin cá nhân và địa chỉ của bạn.

3. Q: Hanko có mắc không?

 A: Giá thông thường của 1 dấu hanko là 2000 yên. Tuy nhiên nếu bạn không đủ ngân sách, bạn có thể chọn mua những dấu ở cửa hàng 100 yên (nếu may mắn, bạn có thể chọn đúng tên của mình) nhưng tất cả các con dấu ở cửa hàng 100¥ đều là kí tự kanji nên nếu không phải là người đến từ một nước có sử dụng hán tự thì chắc chắn bạn phải đến cửa hàng chuyện làm con dấu và đặt làm theo tên của mình.

4. Q: Hanko mua ở đâu?

  A: Bạn có thể mua nó ở cửa hàng 100 yên hoặc các cửa hàng chuyên về hanko.

Nếu bạn ở nước ngoài nhưng vẫn muốn có hanko cho mình thì bạn có thể đặt làm 1 cái hanko trên các website có dịch vụ ấy.

5. Q: Có bao nhiêu loại hanko?

A: Hầu hết mọi người đều sở hữu 2 loại hanko. 1 dùng để đăng kí tài liệu ở các văn phòng thành phố hai là dùng trong các việc thường ngày. Có nhiều người còn sở hữu thêm hanko thứ 3 cho tài khoản ngân hàng.

(Nguồn: http://jpninfo.com/16248)

Dòng dấu thẩm thấu Xstamper của hãng Shachihata Japan

by Le Van Anh

Không ở đâu con dấu được thịnh hành như nước Nhật

Ở Nhật Bản con dấu thay thế chữ ký của bạn, bạn đăng ký thẻ ngân hàng, bảo hiểm hay bất cứ giấy tờ nào cũng có một mục đóng dấu

Mỗi một người ở Nhật hoặc bất kỳ người ngoại quốc nào nếu sinh sống ở Nhật trong một thời gian dài điều buộc phải trang bị riêng cho mình ít nhất 1 con dấu tròn 9mm màu đỏ hoặc 2 con dấu tròn 9mm và 6mm màu đỏ.

Hầu như 99% người Nhật Bản đang sử dụng dấu của hãng Shachihata Japan. Nếu bạn quen một người Nhật Bất kỳ bạn hỏi sẽ biết.

Hãng Shachihata Japan nổi tiếng sản xuất dấu cho dân Nhật gần 100 năm qua. Họ có rất nhiều công nghệ dấu khác nhau.

Dòng dấu thẩm thấu Xstamper là 1 dòng dấu giá phải rất mềm dành cho thị trường ngoài nước Nhật.

Đặc điểm của con dấu Xstamper của hãng Shachihata Japan

1. Công nghệ thẩm thấu tái tạo hình ảnh cực kỳ sắt nét

2. Không phải xoay chấm mực nên không bao giờ bị khô mực và bạn đóng đến 5000 lần mới thêm mực (con dấu thông thường chỉ đóng vài trăm lần là hết mực)

3. Tuổi thọ cực kỳ cao, bạn phải đóng đến 140.000 lần thì mới hư bề mặt dấu (1 ngày đóng 10 lần thì 34 năm mới hư).

4. Kiểu dáng thanh nhã, có nắp đậy giúp bạn bỏ trong cặp sách dễ dàng mà không làm dơ các vật dụng khác.

5. Đây là con dấu hàng chính hãng của Shachihata Japan chứ không phải hàng trôi nỗi không rõ nguồn gốc.

6. Không lem khi thấm nước

Ở Việt Nam, hãng Shachihata Japan cũng đã có mặt và chuyên làm dấu cho các công ty Nhật, Nhà máy, văn phòng của Nhật Bản tại Việt Nam.

Ngoài ra còn làm con dấu dành cho du học sinh VN, kỹ sư và người VN đi Nhật Bản để học tập và làm việc. Bạn có thể tới trang http://xstamper.vn  để chọn kích thước con dấu và đặt khắc dấu online. Chúng tôi sẽ giao con dấu đến tận tay quý khách trong cả nước.

 

Các loại con dấu Inkan

by TrieuNgan

Trong thời đại công nghệ hiện nay, nhu cầu về con dấu ở Nhật Bản có sự đòi hỏi cao. Nhằm đáp ứng điều đó, các nhà sản xuất đã ứng dụng kỹ thuật số để tạo ra con dấu hoàn toàn mới với những tính năng đặc biệt. Ở Nhật Bản, người ta sử dụng nhiều loại con dấu cho những công việc khác nhau, trong đó có 3 loại cơ bản:

* Jitsuin là con dấu phải được đăng ký chính thức với chính quyền địa phương. Người Nhật dùng nó trong các loại giấy tờ quan trọng như giấy kết hôn, giấy khai sinh, chứng tử, mua bán xe hơi… Đây là con dấu quan trọng nhất và có tính bảo mật cao nhất. Người Nhật có thói quen đựng con dấu Jitsuin của mình trong một chiếc hộp trang trí hoa văn rất đẹp. Vì tính bảo mật cao nên con dấu Jitsuin phải được cất giữ cẩn thận, nhiều người gửi nó trong tủ bảo hiểm ở ngân hàng.

* Ginkoin là cách gọi đối với Inkan có hiệu lực trong lĩnh vực ngân hàng. Người Nhật dùng con dấu Ginkoin đã đăng ký để mở tài khoản ngân hàng hoặc thực hiện các giao dịch có liên quan. Khi cần rút tiền tiết kiệm, khách hàng dùng Ginkoin để đóng dấu thay cho chữ ký mẫu.

* Mitomein được sử dụng trong các công việc trao đổi hàng ngày như giao hàng, xác nhận thư từ, bưu phẩm… Con dấu Mitomein có tính bảo mật thấp, chúng được làm bằng gỗ thường và được bán rộng rãi tại các cửa hàng.

Lịch sử con dấu ở Nhật Bản

by minhkhoa1702

Con dấu được sử dụng cho mục đích chính trị lần đầu tiên ở Nhật Bản là vào thời Nara, thế kỷ thứ 8. Khi đó, hệ thống chính quyền ở Nhật được xây dựng dựa theo mô hình vương triều của Trung Quốc. Lúc bấy giờ, do con dấu là biểu tượng cho quyền lực của người đứng đầu đất nước nên chỉ có Nhật hoàng sử dụng nó. Con dấu được dùng để xác nhận chỉ dụ do Nhật hoàng ban ra. Đến giữa thế kỷ thứ 8, giới quý tộc ở Nhật Bản mới được phép dùng con dấu của riêng họ.

Đến thời Chiến quốc Sengoku, thế kỷ 15, lịch sử con dấu ở Nhật Bản bước sang giai đoạn mới khi các lãnh chúa phát động chiến tranh giành quyền lực, qua đó, người chiến thắng được quyền tạo ra cho mình con dấu đẹp nhất, mang tính biểu tượng nhất.

Các hình ảnh tượng trưng phổ biến trên các con dấu vào thời kỳ này là rồng, sư tử, hổ… những con vật thể hiện uy lực và sự dũng mãnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, chỉ cần nhìn vào con dấu người ta biết được thế lực của người sở hữu nó.

Đến thời Edo, thế kỷ 17, con dấu bắt đầu được dùng trong dân chúng. Điển hình là trong giao dịch mua bán, các thương nhân sử dụng con dấu để xác nhận đơn hàng, hóa đơn thanh toán tiền. Mỗi doanh nghiệp có con dấu riêng, thế là hàng loạt con dấu với đủ kiểu dáng khác nhau ra đời.

Thời kỳ Mạc phủ với chính sách bế quan tỏa cảng kéo dài từ đầu thế kỷ 17 chính thức kết thúc vào năm 1867, thay vào đó là thời Minh Trị tập trung phát triển đất nước theo chủ trương học tập văn minh phương Tây.

Tuy nhiên, chính quyền Minh Trị không từ bỏ việc sử dụng con dấu, trái lại còn phổ biến rộng rãi ra toàn dân. Nếu trước đây chỉ có giới quý tộc, võ sĩ hay thương nhân được dùng con dấu thì đến giai đoạn này mọi người dân đều có con dấu của riêng mình.

Tìm hiểu về Inkan (con dấu) ở Nhật

by minhkhoa1702

Khác với Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới – chỉ có công ty (pháp nhân) mới sử dụng con dấu, ở Nhật mỗi người (cá nhân) đều sử dụng con dấu (hay còn được gọi phổ biến là Inkan) thay cho chữ ký. Đây cũng là một nét văn hóa làm ngạc nhiên nhiều người nước ngoài khi mới đến Nhật.

Inkan là gì? Các cách gọi khác của Inkan?
Inkan (印鑑), hay còn thường được gọi là Hanko (ハンコ) là con dấu (dùng cho pháp nhân (công ty) và cho cả cá nhân).
Jitsuin (実印) là cách gọi đối với Inkan đã được đăng ký.
Ginkoin (銀行印) là cách gọi đối với Inkan được làm để sử dụng cho các giao dịch ngân hàng.
Ninin (認印) là cách gọi những Inkan dùng cho việc ký nhận bình thường hàng ngày như nhận bưu kiện…(những việc không quan trọng).
Cách gọi trong tiếng Nhật phức tạp như vậy là do người ta gọi theo mục đích sử dụng của từng con dấu, còn tiếng Việt thì tóm lại chỉ gọi là Con dấu 🙂

Khắc Tên hay Họ lên con dấu?
Ở Nhật, Inkan cho cá nhân thường được làm bằng gỗ, đá hoặc nhựa. Nếu là người nước ngoài, bạn có thể khắc Họ hoặc Tên lên Inkan của mình (với điều kiện Tên/Họ có ghi trong Giấy đăng ký người nước ngoài). Do văn hoá sử dụng Họ trong giao tiếp nên người Nhật chỉ khắc Họ của mình lên Inkan cá nhân.

Các loại Inkan (Ninin) được bán trong các cửa hàng 100 yên có khắc sẵn những Họ phổ biến của người Nhật.

Sử dụng Inkan khi nào?
Inkan được sử dụng trong nhiều việc, từ những việc hàng ngày như xác nhận đã nhận thư, bưu phẩm đến những giao dịch, ký kết hợp đồng, mở tài khoản ngân hàng… Tuy nhiên, không phải Inkan nào cũng sử dụng được cho những giao dịch quan trọng (chẳng hạn như ký kết hợp đồng mua bán, mở tài khoản ngân hàng…). Đối với những giao dịch như vậy, bạn phải sử dụng Inkan đã được đăng ký (với chính quyền địa phương).

Khi đi làm Inkan, bạn có thể lựa chọn cho mình chất liệu của Inkan, bằng đá, bằng nhựa…

Khi đi làm Inkan, bạn có thể lựa chọn cho mình chất liệu của Inkan, bằng đá, bằng nhựa…

Con dấu tên người Nhật

by Mai Thy

 

Nhật Bản là xã hội con dấu. Người TB1cSlLHXXXXXX0XFXXXXXXXXXX_!!0-item_pic.jpg_230x230Nhật Bản luôn mang bên mình một con dấu đóng hình thỏi son, đó chính là con dấu tên của họ. Cũng giống như chúng ta, mỗi người có một con dấu tên riêng, tuy nhiên do người Việt Nam sử dụng alphabet, nên tên chúng ta được ghi dài vì vậy con dấu chúng ta thường sử dụng dạng hình chữ nhật.

n9-kanban

 

Con dấu tròn tên của người Nhật chính là tên theo chữ Kanji. Nó mang nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Khi nhận bưu thiếp hay ký các giấy tờ nào đó họ sử dụng con dấu tên với kích thước thường dùng là tròn 9mm.

l8Trong quá trình làm việc, vd xét duyệt bản vẽ, in ấn… những điểm sai người Nhật Bản thường sử dụng bút để chỉnh, không cần phải in ấn lại mất công, tốn giấy, tốn mực và ô nhiễm môi trường. Những tình huống này người Nhật sẽ dùng con dấu tên của mình với đường kính 6mm đóng vào ngay điểm mình đã chỉnh sửa để xác nhận.

the_shachihata-03Với con dấu tròn tên người Nhật, công nghệ khắc dấu hoàn toàn khác. Hiện nay tại Việt Nam chúng tôi chưa nhập máy làm dấu này về nên quý khách cần con dấu này. Vì vậy phải chuyển đơn hàng qua Nhật. Có thể đặt 01 con dấu.

bnr_shintoin01Đặt hàng con dấu nàyhãy liên hệ với chúng tôi qua webĐơn hàng sẽ gửi qua trụ sở chính công ty Shachihata Japan để khắc và mất khoảng 20 ngày. Quý khách hàng sẽ nhận được con dấu này.

 

Quy cách và kích thước con dấu tên người Nhật Bản

14
15

Cách thêm mực của con dấu tên người Nhật