Bút bi bị tắt mực hoặc chảy mực

by Thanh Dat

 

Bạn có bao giờ cảm giác bực bội khó chịu khi sử dụng cây bút bi bị tắt mực giữa chừng. Nguyên nhân tắt mực là do mực tại đầu ngòi bút bị khô. Bi không thể lăn để lấy mực. Hoặc do có không khí trong ống mực làm ngắt quảng mực chảy xuống

bút bi tắt mực

bút bi tắt mực

khắc phục bút bi bị tắc mực 1

khắc phục bút bi bị tắc mực

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách khắc phục là hơ nóng để làm mực ngay ngòi bút chảy ra và dùng bình thường, còn bị không khí giữa bút thì bạn phải thổi vào đẩy mực ép vào.

Còn 1 trường hợp khó chịu hơn là mực ra quá nhiều trong quá trình sử dụng. Đôi lúc rỉ mực ra làm lem túi áo. Trường hợp này do viên bi tại ngòi bút không tròn và hoặc nhỏ nên mực chảy ra ngoài.

bút bi chảy mực

Artlin Japan có dòng bút bi phổ thông rất tốt, bạn có thể viết thoải mái không bị tắt mực hay chảy mực như trên, Giá của bút bi này cũng rất hợp túi tiền của bạn chỉ 5.500d. Bạn có thể mua bút bi Artline 8270 tại các nhà sách, nhà cung cấp văn phòng phẩm hoặc siêu thị trong cả nước.

https://www.facebook.com/artline.vn/videos/1529788880451104/

Cách Tẩy vết mực bút gel (mực có nồng độ sắc tố cao)

by Hoai Thuan

Bạn bị bút mực gel lỡ dây vào áo quần thì có thể theo các hướng dẫn sau để loại bỏ vết bẩn nhé!

Bước 1: Giặt tay ngay bằng xà phòng hoặc nước giặt thông thường. Các nhà sản xuất mực gel đều thừa nhận rằng mực gel rất khó tẩy, nếu không nói là không thể tẩy được do nồng độ sắc tố cao của mực. Cách tốt nhất là tẩy vết mực càng nhanh càng tốt bằng nước tẩy đa năng. Thoa một lượng nhỏ xà phòng giặt bình thường, gel tẩy vết bẩn hoặc xà phòng rửa tay dạng lỏng trực tiếp lên vết mực và xả kỹ dưới vòi nước chảy. Sau đó cố gắng thấm vết mực còn lại bằng cách ấn vải dính mực giữa hai lớp vải dễ thấm hút hoặc vài lớp khăn giấy.

Bước 2: Xử lý vết mực bằng amoniac. Hòa 1 thìa cà phê amoniac gia dụng trong nước ấm. Ngâm vải dính mực trong dung dịch amoniac khoảng 1 tiếng. Xả kỹ, sau đó giặt tay bằng bột giặt thường, chà vết bẩn bằng bàn chải mềm nếu cần.

  • Nếu vết mực đáp ứng tốt với cách này, bạn có thể lặp lại cho đến khi vết mực sạch hẳn và giặt như bình thường.
  • Nếu vết bẩn có vẻ không sạch, bạn có thể chuyển sang bước kế tiếp.
  • KHÔNG BAO GIỜ trộn amonic với thuốc tẩy chlorine.

Bước 3: Xử lý vết mực bằng dung dịch cồn pha giấm. Pha một cốc cồn tẩy rửa với một cốc giấm. Đặt vải dính mực lên một chiếc khăn khô và sạch, sau đó dùng giẻ hoặc bình xịt để thấm đẫm dung dịch lên vết mực. Để nguyên ít nhất 5 phút cho ngấm, sau đó rắc một ít muối ăn lên vết bẩn. Chờ thêm 10 phút và dùng bàn chải mềm để chà vết bẩn, sau đó xả lại bằng nước nóng.

  • Nếu phương pháp này giúp làm mờ vết bẩn nhưng chưa sạch hết, bạn hãy lặp lại cho đến khi vết bẩn biến mất.

Bước 4: Thử nghiệm với các phương pháp khác. Mực gel có nhiều loại với các công thức khác nhau; một số loại không thể tẩy sạch, nhưng số khác có thể đáp ứng tốt với các cách xử lý khác. Nếu các phương pháp trên không có hiệu quả, bạn luôn có thể thử dùng các phương pháp tẩy mực bút bi hay mực bút bi nước. Tuy nhiên bạn cần xả nước kỹ sau mỗi lần thử nghiệm để tránh trộn lẫn các hóa chất. Có thể bạn sẽ may mắn, hoặc bạn cần làm quen với bộ đồ yêu thích có thêm một dấu vết mới!

  • Bạn click để xem giá và mua bút bi mực Gel Artline Japan.                                                                                                                                                                                                                           Nguồn: Wikihow 

Phương pháp Tẩy vết mực bút bi nước (mực gốc nước)

by Nguyen Thi Anh

Mỗi loại bút bi có mực khác nhau tính chất cũng khác nhau. Lỡ phải dây mực vào quần áo, chúng ta cũng có cách giải quyết khác nhau. Cùng xem cách giải quyết mực bi nước lem như thế nào nhé!

Bước 1: Ngâm vải dính mực vào sữa. Sữa tách béo sẽ công hiệu nhất. Bạn không cần ngâm cả chiếc quần hay áo vào sữa, chỉ cần ngâm phần vải có dính mực. Chờ ít nhất nửa tiếng, sau đó dùng bàn chải đánh răng, bàn chải chà móng hoặc bàn chải lông mềm chà lên vết mực, sau đó xả sạch bằng nước ấm.

Bước 2: Xử lý vết mực còn lại bằng bột tẩy không làm phai màu vải. Trộn một lượng nhỏ bột tẩy với một ít nước để thành hỗn hợp bột nhão. Xoa hỗn hợp lên vết mực và để yên khoảng nửa tiếng đến một tiếng. Sau đó dùng bàn chải lông mềm chà lên vết bẩn và xả sạch bằng nước ấm.

  • Đến lúc này vết mực sẽ sạch hoàn toàn hoặc ít nhất là sạch gần hết.

Bước 3: Lặp lại hai bước trên nếu cần thiết. Nếu các phương pháp trên có tác dụng nhưng vết mực không sạch đáng kể, bạn có thể thực hiện lại hai bước trên. Nếu vẫn không hiệu quả, bạn hãy xả kỹ quần áo dính mực và thử áp dụng phương pháp tẩy vết mực gel hoặc mực bút bi.

Bước 4: Giặt quần áo bằng xà phòng giặt bình thường. Kiểm tra kỹ trước khi bỏ vào máy sấy. Nếu vết bẩn chưa sạch hoàn toàn, bạn nên tiếp tục xử lý đến khi sạch hẳn. Sức nóng của máy sấy sẽ làm vết mực còn lại bám sâu hơn và biến thành vết bẩn vĩnh viễn.

Nguồn: Wikihow 

Bút Bi và kiệt tác nghệ thuật

by hoanghainam

Bút bi – Có ai trong chúng ta mà chưa dùng đến nó? Từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đến lúc đi làm, từ các văn phòng đến những cái chợ, từ sách tập trong nhà đến các cuộc họp báo… hình ảnh chiếc bút bi xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày chẳng còn ai cảm thấy xa lạ nữa. Song, bút bi đã âm thầm tạo ra vô số kiệt tác hội họa tuyệt vời từ hàng thế kỷ qua – bạn có cảm thấy kinh ngạc không?

California đã được miêu tà trên quả địa cầu -Đây là một trong ba tác phẩm bằng bút bi của Russell Crotty. Tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh (Trung Quốc) là nơi mà tác phẩm này được treo.

Một nghệ sĩ đã dành trọn một thập kỷ gắn bó cùng bút bi để hoàn thành tuyệt tác “TIVOLI” vào năm 1990 chính là Jan Fabre. Điểm đáng lưu ý đó là, cả một tòa lâu đài ở Mechelen, Bỉ đã được ông dùng vải giấy lụa bao bọc toàn bộ (trước đó thì ông đã dùng bút bi vẽ lên trên tấm vải này). Tuyệt tác này có màu xanh của bút bi, bất cứ ai cũng phải trầm trồ, xúc động khi chiêm ngưỡng vì nó sống động như một bản vẽ kiến trúc khổng lồ đặt giữa đời thực.

Jan Fabre – kiệt tác với bút bi “TIVOLI”, tòa lâu đài ở Mechelen (Bỉ)

Từ nét vẽ nguệch ngoạc đến tác phẩm nghệ thuật

Giới nghệ thuật cho rằng Alighiero Boetti là người nghệ sĩ đầu tiên thử thách bản thân với bút bi để sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật đồ sộ. Ông đã mời bạn bè và những người quen biết giúp ông tô đầy các tờ giấy bằng mực đen, xanh dương và đỏ. Sau đó, tác phẩm “1973 piece” của ông được trưng bày tại triển lãm Aldrich gồm 11 tấm panel, tất cả đều có dòng chữ “ONONIMO” màu trắng nằm phía trên. Đây là cách chơi chữ của các từ “vô danh, đồng âm, cùng tên” trong tiếng Ý.

Tác phẩm “1973 piece” của Alighiero Boetti

Tiếp cận thế giới hội họa, một số nghệ sĩ dùng chất liệu bút bi thể hiện suy nghĩ, nỗi bức xúc của họ về những vấn đề, hiện tượng xung quanh. Nét bút bi nguệch ngoạc cũng thổi một làn gió mới vào trường phái nghệ thuật trừu tượng. Il Lee, họa sĩ người Hàn Quốc, thường vẽ trên những tấm vải canvas hoặc mặt giấy với những nét bút bi mờ ảo, âm u như làn khói. Joo Lee Kang mô tả bức tranh hệ thực vật và động vật đột biến kỳ dị trên không gian ba chiều. Trong khi ấy, Renato Orara lại theo chủ nghĩa hiện thực, diễn tả uyển chuyển những vật thể mà ông bắt gặp trong cuộc sống như chiếc đồng hồ đeo tay, cây dù hỏng hay một chiếc áo khoác da.

Tác phẩm của Il Lee

Tác phẩm của Joo Lee Kang

Muốn có nét chữ đẹp hay hình vẽ đặc sắc tạo nên từ bút bi, tất nhiên bạn phải sở hữu loại bút bi chất lượng. Bút bi Artline – Sản phẩm từ công ty Shachihata Nhật Bản – dòng bút bi cao cấp, nét bút đều, mềm mại, không bị tắc mực trong quá trình sử dụng, lượng mực nhiều giúp bạn an tâm hơn về chất lượng.

but-bi-artline

 

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của bút bi

by Nhan

Cây bút bi đơn giản đầu tiên đã được một thợ thuộc da người Mỹ tên là John Cloud xin cấp bằng sáng chế vào năm 1888 tuy nhiên nó không được chú ý. Mãi đến 50 năm sau, một ký giả người Hungary là László Bíró đã phát minh ra cây bút bi hoàn thiện dùng một loại mực in do anh của ông là George Bíró chế tạo. Đặc điểm của loại mực này là rất nhanh khô, không độc hại. Ông đã được nhận bằng sáng chế của Anh Quốc vào ngày 15/6/1938.

Ra đời gần 100 năm nay, bút bi vẫn đang được sử dụng rộng rãi do tính tiện lợi của nó (Ảnh: WIRED)

Loại bút này dần được cải tiến rồi bắt đầu lan truyền sang Argentina, Mỹ, Anh rồi lan truyền nhanh chóng khắp Châu Âu rồi cả thế giới như ngày nay nhờ sự rẻ tiền, tiện lợi của nó. Có thể nói, chính bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người! Ngày nay, bút bi hay bút nguyên tử đã trở nên hết sức thông dụng trong đời sống con người, nó đã “qua mặt” nhiều loại bút khác để được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Những loại bút trước đây như bút lông ngỗng, bút kim hay bút máy thường dùng một loại mực nhuộm đen, loãng thấm qua cây bút chảy xuống mặt giấy nhờ hiện tượng mao dẫn.

Cơ chế của hoạt động này có những nhược điểm sau:

– Mực thường chảy không đều.

– Mực thường loãng đồng thời vì nó không được tiếp xúc với không khí khi chảy qua bút nên không thể khô nhanh chóng khi tiếp xúc với mặt giấy.

– Khi mực bị khô trong bút sẽ gây tắc bút khiến bút không hoạt động được và đòi hỏi người dùng phải làm sạch một cách tỉ mỉ, mất thời gian.

Ngoài ra, đối với bút máy, nó còn có xu hướng chảy mực khi đi trên máy bay nên rất bất tiện. Chính vì thế, gần như cả thế giới đã chờ đợi một loại bút hiệu quả hơn. Và khi bút bi ra đời nó đã khắc phục được những nhược điểm trên một cách đơn giản.

Mục đích của bút bi là vừa chảy ra loại mực đặc, nhanh khô trên mặt giấy nhưng đồng thời vẫn không làm cho mực bị khô trong bút. Nó bao gồm một ống mực chứa một loại mực đặc rất nhanh khô khi tiếp xúc với giấy. Đặc biệt, chi tiết quan trọng nhất trong bút bi chính là viên bi lăn dẫn mực ở ngòi bút có đường kính khoảng từ 0,7- 1 mm.

Viên bi này thường được làm bằng đồng thau, thép, hoặc vonfam cacbua có thể xoay được để đưa mực xuống mặt giấy khi ta viết. Nó đóng vai trò là một cái nắp giữ cho mực trong ống không bị khô. Đồng thời, nó có cơ chế hoạt động để đưa được mực xuống giấy rất hiệu quả. Viên bi này nằm ở giữa một ống chứa mực và giấy bằng một cái hốc tí hon nằm ngay ngòi bút. Cái hốc này khá chặt nhưng lại có đủ chỗ trống để viên bi có thể xoay tròn dễ dàng.

Khi sử dụng, trọng lực sẽ đẩy một lượng mực xuống dưới và thấm lên phía mặt trên của viên bi. Khi di chuyển bút trên giấy, viên bi sẽ xoay tròn và sẽ kéo mực xuống mặt giấy khi nó lăn xuống. Cứ như thế, cơ chế xoay này cho phép mực thấm đều xuống giấy trong khi mực trong ống vẫn được bịt kín khỏi không khí bên ngoài nên không bị khô.