by TrieuNgan TrieuNgan
Bút sáp màu chúng ta thường dùng hóa ra có từ lâu lắm rồi ý.

Ngày nay, một cây bút sáp màu gồm hai thành phần cơ bản đó là chất nhuộm màu và sáp paraphin (paraffin wax).
Có rất nhiều giả thuyết về lịch sử ra đời của bút sáp màu.

Từ hàng ngàn năm trước người Ai Cập cổ đã biết kết hợp sáp ong và các chất nhuộm màu để khắc tranh lên đá. Từ thế kỷ 15, ở Châu Âu cũng có nhiều họa sĩ kết hợp phấn và sáp thành các cây chì để vẽ tranh.

Đến thế kỷ 19, họa sĩ người Pháp Joseph Lemercier (1803 -1887) nổi bật lên như là một trong những người chế tạo nên bút sáp hiện đại và ông đã sản xuất ra hàng loạt các loại bút sáp để kinh doanh vào khoảng những năm 1828. Từ đó, các công ty sản xuất bút sáp bắt đầu nở rộ và cho đến nay, có rất nhiều tên tuổi danh tiếng trong việc sản xuất bút sáp trên thế giới.

Bút sáp màu – vật dụng phổ biến của học sinh. Một cây bút sáp màu gồm hai thành phần cơ bản đó là chất nhuộm màu và sáp paraphin (paraffin wax). Hỗn hợp hai chất này sẽ được đun nóng cho đến khi nó tan chảy thành chất lỏng. Thông thường, sáp màu tan chảy ở 40 độ C, và hỗn hợp này được đun nóng đến 82 độ C. Sau đó, chất lỏng được đổ vào hệ thống khuôn đã được làm nóng sơ bộ với hàng ngàn lỗ có hình trụ tròn. Sau đó, hệ thống khuôn sẽ được làm mát bằng nước 13 độ C.

Trước đây người ta dùng một tay quay để đẩy bút chì màu lên. Hiện nay, các máy móc hiện đại sẽ dùng thủy lực để đẩy cái chì màu ra khỏi khuôn. Sau công đoạn này, chúng sẽ được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng để loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn, cây có đầu bút bị hỏng. Các hỗn hợp dư thừa trong các khuôn và từ các bút hỏng sẽ được nấu nóng chảy để tái chế.

Tiếp đến, bút sáp màu sẽ được dán nhãn. Vì lo ngại trẻ em khi sử dụng thường bóc nhãn cho vào miệng chính vì vậy, bút sáp thường được dán nhãn bằng một loại keo chế tạo từ hỗn hợp bột bắp và nước nên hoàn toàn không độc hại. Giấy nhãn cũng được quấn hai lần để giữ chặt vào bút.

Quy trình này như sau: Những cây bút sáp sau khi đúc sẽ được đưa vào một thiết bị hình phễu, giấy nhãn được đưa vào một phễu khác. Keo dán được đưa vào nồi keo, thấm qua một rãnh nhỏ và được phết lên một máy lăn hình trụ. Sau đó, bút sáp và nhãn sẽ được đưa vào. Tại đây, nhãn được một máy cán ép vào chất keo rồi được gấp và quấn xung quanh bút chì hai lần.

Màu sắc tươi sáng của bút sáp màu

Với những ưu điểm như không dây bẩn như sơn hay bút dạ, không có các cạnh sắc nhọn như bút chì hay bút bi, cũng không độc hại lại rẻ tiền, nhiều màu sắc đa dạng và mùi hương dễ chịu, bút sáp màu đã trở thành một loại bút không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, trong hội họa và nhất là đối với các em thiếu nhi.