Trong các kì thi như thi tốt nghiệp THPT, thí sinh buộc phải dùng bút chì 2B cho bài thi trắc nghiệm. Nhưng không ít người thắc mắc, lý do tại sao phải dùng như vậy?
Hiện nay, các bài thi trắc nghiệm được Bộ giáo dục và đào tạo ưu tiên sử dụng máy chấm thi. Vừa tiết kiệm được thời gian sức lực của con người vừa có độ chính xác cao. Đối với thí sinh, hình thức thi trắc nghiệm dễ dàng làm bài thi hơn. Chỉ cần dùng bút chì tô đáp án đúng vào ô trắc nghiệm là được. Liệu bạn có tự hỏi tại sao không dùng bút chì khác mà phải dùng bút chì 2B? Tất nhiên là được, nhưng xét theo nguyên lý của máy chấm thi, thì các chuyên gia khuyên dùng bút chì 2B.
Có mấy loại bút chì?
Bút chì được chia làm nhiều loại, thành phần ruột chì và tác dụng nét chữ tạo ra trên giấy. Mỗi loại được đánh số thứ tự và đi kèm một chữ cái báo hiệu tính chất. Trong đó:
Bút chì càng cứng (độ H cao nhất là 9) càng cho độ nhạt cao. Ngược lại bút chì càng mềm thì cho màu đen càng đậm. Loại bút chì từ 6B – 9B có thể giúp thí sinh tô tròn phương án trả lời nhanh và đậm nhất. Tuy nhiên do chì quá đậm, thí sinh khi cần thay đổi phương án trả lời sẽ rất khó tẩy sạch. Nếu còn để lại dấu mờ, máy chấm bài thi sẽ bỏ qua và coi như câu đó chọn 2 đáp án. Do đó, bút chì 2B – 4B là tối ưu nhất bởi nó vừa cho độ đậm tốt, đồng thời có độ mềm vừa phải.
Sử dụng máy chấm thi
Máy chấm thi được sử dụng công nghệ nhận biết ánh sáng quét qua trên giấy chấm thi. Để xác nhận mẫu đáp án làm bài. Nếu dùng bút chì có độ cứng (H) quá cao, không đủ đậm phải tô nhiều lần. Ngược lại, bút chì có thang đen (B) lớn lại dễ phản tác dụng, khó bôi, nhầm lẫn với đáp án.
Hiện nay có nhiều khu vực sẽ dùng nhiều loại máy khác nhau. Việc chọn bút chì 2B được xem là quy chuẩn nhất cho tất cả kì thi. Bút chì gỗ 2B Artline luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất cho các thí sinh trong các kì thi.
Bình thường mình cũng thích dùng bút chì của hãng Artline để làm các bài thi trắc nghiệm, bút xài thích ghê, nhẹ mà chì đậm nữa, viết cầm chắc chắn ghê