Bạn có biết cây bút chì gỗ huyền thoại được phát minh năm 1795 bởi Nicolas-Jacques Conte, là nhà khoa học phục vụ trong quân đội của Napoleon Boneparte.
Đã hơn 200 năm trôi qua, nếu nhìn sơ qua cây bút chì gỗ về bản cấu trúc cơ bản thì hầu như không thấy thay đổi nhiều. Tuy nhiên điều gì làm nên sự khác biệt ở cây bút chì Artline Japan của hãng bút viết gần 100 tuổi này.
Nếu cây bút chì được chế tạo từ gỗ kém chất lượng thì làm sao biết được. Hãy cầm cây bút chì trên tay, cây bút của bạn có đủ nhẹ để viết thoải mái mà không làm mõi tay? hơn thế nữa, bạn thử bẻ cây bút nhé, nếu gỗ tạo ra các vết tướt như cây bút chì màu vàng sau đây sẽ là gỗ kém chất lượng, rất khó gọt.
Bút chì Artline luôn được chế tạo từ loại gỗ cao cấp. Cảm giác cầm trên tay bạn sẽ cảm nhận được chất lượng chế tạo. Gọt rất dễ và các thớ gỗ đều rất đẹp.
Bút chì Artline ngoài sự khác biệt ở gỗ chế tạo, phần cực kỳ quan trọng khác là ruột bút chì. Như chúng ta biết thành phần chính của bút chì là than và đất sét, tùy hàm lượng % của mỗi thành phần để tạo ra độ cứng từ 8HB-8B. Với bút chì Artline 2B, ngoài công thức cơ bản trên, hãng Shachihata Japan đã pha thêm một số hợp chất tăng độ bền cho ruột bút để hạn chế tối đa việc gãy ngòi bút khi gọt tạo tiết kiệm nhất cho người tiêu dùng
( Việc gãy ngòi bút thường xảy ra ở các dòng bút chì cấp thấp trên thị trường -> gây lãng phí)
Cũng nhờ các hợp chât phụ gia thêm vào, bút chì Artline luôn đậm và giảm đi hiện tượng bóng như các bút chì khác, điều này tạo bảng vẽ thật đẹp.
Xét về độ đậm của bút chì Artline thì bạn có thể thấy rất rõ là bút chì Artline 2B thường đậm hơn các dòng 2B khác. Lý do không phải bút Artline tạo độ carbon nhiều hơn tiêu chuẩn mà là có chất phụ gia giảm độ bóng của than làm cho nét bút đậm hơn.