HB trên cây bút chì có ý nghĩa gì?

by Hoang Anh

Chắc chúng ta ai cũng từng sử dụng bút chì. Chúng ta thường đề cập đến bút chì HB, bút chì 2B… vậy ý nghĩa nó là gì. Bút chì bản chất không phải làm từ chì mà là than (carbon) + đất sét và các phụ gia cần thiết.

Tuỳ tỉ lệ phần trăm của than và đất sét khác nhau cho chúng ta độ cứng, mềm của ruột bút chì khác nhau. Tỉ lệ than càng lớn thì bút chì càng mềm VD bút chì 6B-8B là dòng bút mà phụ nữ hay sử dụng để trang điểm kẽ mắt. Bút chì HB, 2HB… số càng lớn thì tỉ lệ đất sét càng cao và càng cứng.

Đó là nguyên tắc để chế tạo ruột bút chì và tất cả các hãng bút trên thế giới đều áp dụng. Tuy nhiên phần khác biệt chính là phụ gia. Đây là bí kiếp của từng nhà sản xuất. VD Artline Japan sẽ pha thêm phụ gia tăng độ bền và chống gãy ruột chì (vấn đề này rất khó chịu khi chúng ta vừa gọt chưa viết đã gãy). Cũng vì mục đích của bút chì Artline Japan không dùng để vẽ mà dùng cho học bài cũng như thi trắc nghiệm nên phụ gia thêm vào cũng giảm luôn độ bóng của bút chì, tăng độ đậm. Điều này giúp cho việc đọc đỡ bị loá mắt và máy chấm điểm chính xác.

 

 

 

 

Quy trình sản xuất bút chì gỗ công nghiệp

by Minh Tuan

Bút chì gỗ ngày nay được sản xuất theo quy trình công nghiệp hiện đại. Để hoàn thiện được chiếc bút chì gỗ, cần phải trải qua nhiều công đoạn, từ việc chọn, tạo ra nguyên liệu cho đến các bước sản xuất.

Quy trình sản xuất bút chì gỗ

Quy trình sản xuất bút chì gỗ

Cây gỗ được cắt thành tấm mỏng và chế biến và trét keo lên. Sau đó để chì lên các rãnh đã được tạo sẵn và được ép lại trước khi cắt thành thanh. Cuối cùng được dán nhãn và phân phối.

Mời các bạn xem video sau về quy trình sản xuất hiện đại này:

https://www.facebook.com/thisisinsiderdesign/videos/651071835234449/

 

Cách chọn lựa bút chì phù hợp theo độ đậm nhạt

by Minh Tuan

Bút chì có nhiều loại dựa trên đặc tính như đậm, nhạt, cứng, mềm, … phù hợp cho từng mục đích sử dụng như sketch, viết, vẽ, đánh bóng, tô trắc nghiệm,… Khi bạn đi mua bút chì mà không biết chọn lụa như thế nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng, vì ngoài của hàng có quá nhiều loại bút như HB, 3B, 4B, …mà cũng chẳng rõ 3B 4B thì khác nhau như thế nào. Hãy cùng xem tiếp để giải đáp những thắc mắc nhé.

Để phân loại bút chì có nhiều cách, chúng ta có thể phân loại theo độ đậm nhạt của bút, hay như chất liệu làm nên bút, cũng có khi là thiết kế của bút. Sự sáng tạo của con người là vô cùng, từ một cây bút chì đơn giản được làm từ 2 thanh gỗ ép vào giờ đây con người đã có thể sử dụng bút chì với vô số loại bút chì khác nhau. Các bạn có biết vì sao trên thân bút lại có những ký hiệu như HB, 2B, 3B…?

Những ký hiệu đó là chỉ độ cứng và đen của bút chì đó. H là viết tắt của Hard, B cho Black, còn F là Fine (loại bút này rất hiếm gặp).

Phân loại bút chì theo độ cứng và độ đậm nhạt của ruột chì

Thang đo độ cứng và đậm nhạt của ruột bút chì thông thường

Ngoài cách phân loại theo độ đậm nhạt của bút thì việc dựa vào chất liệu lõi bút, ta có khoảng 7 loại: Bút than chì (graphite pencils) là loại bút chì phổ biến nhất, chúng được làm từ hỗn hợp than chì – đất sét. Bút than chì đặc (solid graphite pencils) thì chỉ có toàn thân được làm bằng than chì, không vỏ gỗ. Bút chì làm từ than củi (charcoal pencils), cho màu đen đậm hơn nhưng dùng dễ bị dây bẩn và mài mòn nhanh.

Bút chì carbon (carbon pencils) thì vừa đậm màu hơn than chì vừa mềm mại hơn than củi. Bút chì màu (pencil crayons) có lõi giống như sáp, gồm bột màu và các phụ gia khác. Bút chì màu nước (watercolour pencils) cũng tương tự bút chì màu nhưng người ta có thể dùng nước và cọ để hòa màu các nét bút đã vẽ. Ngoài ra, còn có bút chì dầu (grease pencils) dùng để viết trên kính, nhựa, kim loại và giấy ảnh.

Trên thế giới hiện nay bút chì có rất nhiều kiểu dáng và chủng loại nên việc phân loại cũng chỉ mang tính tương đối. Tùy vào mục đích sử dụng mà con người có thể lựa chọn được những chiếc bút chì chất lượng ưng ý, phù hợp.