Các thành phần hóa học của mực bút bi xanh

by Bui Ngoc Phuong Thao

Mực bút bi xanh bao gồm chất nhuộm màu, axit béo và cồn để đảm bảo mực ra đều, mau khô và bám giấy.

Bút Bi đa dạng màu sắc

Mực bút bi có lịch sử phát triển khoảng 50 năm. Các nhà sản xuất bút bi lớn giữ bí mật rất kỹ công thức mực của mình, theo Wired.

Để tạo ra màu mực xanh dương cổ điển được dùng tới ngày nay, các hãng trộn hỗn hợp các chất màu với nhau. Nhiều khả năng họ sử dụng màu xanh Phthalocyanine (công thức hóa học C32H18N8), hay còn gọi là pha lê tím (crystal violet) và màu xanh đậm Prussian (công thức hóa học Fe7(CN)18 một màu được giới họa sĩ ưa thích lâu năm.

Fe7(CN)18 còn được sử dụng trong Thế Chiến I như một loại mực vô hình. Các điệp viên sử dụng sắt clorua để viết mật thư, sau đó người đọc dùng kali ferrocyanide (K3[Fe(CN)6]) để làm cho mực hiện hình. Ngoài ra, pha lê tím còn có tính kháng khuẩn, nên được sử dụng như một cứu cánh chữa các bệnh nhiễm trùng và tưa miệng ở trẻ nhỏ.

Các chất màu sẽ được trộn với cồn benzyl, một loại nước hoa được làm từ trái cây chin và phenoxyethanol, thành phần được sử dụng trong nhiều sản phẩm từ thuốc đuổi côn trùng tới chất khử trùng. Hai thành phần này có tác dụng làm cho chất màu chảy đều trên giấy theo viên bi xoay.

Để mực có thể thấm vào giấy, nó cần có sức căng bề mặt thích hợp. Các nhà sản xuất trộn thêm alkyl alkanolamide để giảm sức căng của dung dịch mực xuống sao cho nó có thể thấm vào giấy trước khi mực khô.

Cuối cùng, để mực không bị dính trên đầu bút bằng đồng thau (hợp kim đồng – kẽm) cản trở bi xoay, axit béo oleic được sử dụng để viên bi luôn trơn và dễ xoay, kể cả trong trường hợp để bút lâu không viết.

Chiếc bút bi ra đời như thế nào?

by TrieuNgan

Là vật dụng quen thuộc của tất cả mọi người và dễ sử dụng, nhưng không phải ai cũng biết bút bi ra đời như thế nào.

Loại bút bi hiện đại đầu tiên xuất hiện vào năm 1938 được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ, điều khiến ông cảm thấy phiền toái là những cây bút máy thường xuyên làm bẩn, hư hỏng và rách giấy tờ.

Một hôm Bíró ra ngoài công viên dạo, thấy bọn trẻ đang chơi bi, ông phát hiện ra một viên bi vô tình chạy qua vũng nước và để lại một vệt dài đằng sau. Điều này đã khiến ông nảy ra một ý tưởng đặt viên bi ở đầu để nó truyền mực trong ống ra giấy. Sau đó ông tham gia một chuyến đi thăm xưởng in báo, ông để ý rằng loại mực dùng để in báo này rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định sẽ tạo ra một loại bút sử dụng mực nhanh khô như vây.

Từ đó, ông cùng với sự trợ giúp của anh trai là George – một kĩ sư hóa học, cả hai cùng nhau bắt tay vào công việc thực hiện ý tưởng thiết kế một loại bút bi mới. Bíró lắp vào đầu của cây bút một viên bi nhỏ, có thể tự do xoay trong một cái rãnh. Khi đầu bút di chuyển trên giấy, viên bi đó xoay tròn và kéo mực xuống để in lên giấy. Đến năm 1938, ông được nhận bằng sáng chế cho thiết bị của mình.

John Loud, Mỹ người xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888

Vào ngày 10, tháng 6, năm 1944, anh trai của Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đấy, bút bi được bán ở Argentina với thương hiệu Birome. Mẫu bút này cũng được nhận bằng công nhận độc quyền Anh Quốc.
Năm 1945, EverSharp – một nhà sản xuất bút chì bấm đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Cũng vào khoảng thời gian này, một doanh nhân người Mỹ tên là Milton Reynolds từ Buenos Aires quay về Hoa Kỳ thành lập Công ty Reynolds International Pen và bắt đầu sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket .

Cuối năm 1945, công ty này đã chiếm lĩnh thị trường của EverSharp. Ngày 29/10/1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, NewYork với giá mỗi chiếc là 12,5 $thời đó (khoảng 130$ thời nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp Hoa Kỳ cho đến cuối thập niêm 50.
Tương tự, những chiếc bút bi như vậy cũng được bán tại Anh Quốc và khắp lục địa Châu Âu. Thời gian sau, Société Bic đã sản xuất những loại bút rẻ tiền hơn mang thương hiệu Bic, sau này thương hiệu Hoover và Xerox tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong hàng loạt các dòng sản phẩm mới được Société Bic phát triển, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng nhất lúc đó là Bic Crystal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.
Bút bi được phát minh trong khoảng thời gian thế chiến thứ hai (1940 đến 1945) Hoa Kỳ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản nên ở Việt Nam loại bút này còn được gọi là bút nguyên tử.